Châu Âu: Cài thiết bị theo dõi GPS đối phó nạn trộm củi

2025-01-17 19:21:33
Cháy rừng tại châu Âu được đánh giá nghiêm trọng
Ngày 21/7, Hệ thống giám sát cháy rừng của châu Âu (EFFIS) cho biết các đám cháy rừng bùng phát khắp châu Âu trong những tuần gần đây đã thiêu rụi một diện tích đất rừng rộng lớn. Tình trạng này được đánh giá nghiêm trọng hơn cả năm 2021.
Châu Âu lo lắng về mùa thu nóng kỷ lục
Các nhà bảo vệ môi trường đang cảm thấy lo ngại khi nhiệt độ buổi sáng tháng 10 lên tới 30 độ C ở Tây Ban Nha.

Củi đốt "lên ngôi"

Sau khi chiến tranh Nga - Ukraine nổ ra, dòng năng lượng khí đốt tự nhiên đã cắt giảm, nhiều quốc gia tại Châu Âu đang rơi vào cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng. Người dân tại đây đã buộc phải tích trữ gỗ để sưởi ấm cho mùa đông sắp đến.

Ông Tudor Popescu (Chisinau, thủ đô Moldova), đang tích trữ đống củi lớn trong kho để có thể sưởi ấm ngôi nhà của mình vào mùa đông.

"Tôi sẽ không thể dùng khí đốt nữa, giờ chỉ dựa vào củi", ông nói khi vung mạnh rìu và cho củi mới chẻ vào lò sưởi. "Nhưng số củi hiện có cũng là không đủ".

Tudor Popescu phải dùng củi hoàn toàn thay cho khí đốt

Trong những mùa đông trước đây, ông từng dùng khí đốt để sưởi ấm vào buổi sáng và đốt củi vào buổi tối. Theo chính quyền Moldova, một trong những quốc gia nghèo nhất tại châu Âu, nước này đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt năng lượng trầm trọng trong mùa đông do việc cắt giảm nguồn cung khí đốt từ Nga.

Các khu rừng của Séc, vốn chỉ bán gỗ cho tiêu dùng gia đình, đã phải hạn chế số lượng củi bán mỗi lần cho các cá nhân để ngăn chặn việc mua bán đầu cơ. Tại Ba Lan, nhu cầu về củi nhỏ từ các khu rừng quốc doanh đã tăng 46% và củi lớn hơn đã tăng 42% vào cuối tháng 8 so với một năm trước đó. Điều này thậm chí còn xảy ra trước mùa thu, khi nhu cầu về củi cao nhất.

Các xưởng xẻ gỗ lấy củi ở châu Âu đang hoạt động hết công suất

"Chúng tôi đã ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu mua củi khô trong thời gian qua do đây là nguồn nhiên liệu có giá thành rẻ nhất", người phát ngôn Cơ quan Quản lý rừng Ba Lan Michal Gzowski cho biết.

Kiểm lâm Đức cũng ghi nhận nhiều trường hợp người dân thu gom cây gỗ gãy đổ trong rừng mà không biết đó là hành động bất hợp pháp.

Theo số liệu của cơ quan thống kê Đức, giá củi và viên nén gỗ sử dụng trong các hệ thống sưởi trong tháng 8 đã tăng 85% so với cùng kỳ năm 2021. Giá gỗ viên/tấn đã giảm 2,6% trong tháng 10 nhưng vẫn cao hơn gần 200% so với một năm trước.

Ở Đan Mạch, nhu cầu mua lò sưởi bằng củi tăng lên cùng nhu cầu mua củi. Trang web bán hàng DBA (Đan Mạch) cho hay, trong tháng 8, số lượt tìm mua củi và viên nén gỗ đã tăng 1.300% so với cùng kỳ năm ngoái.

Những khu rừng bị đe dọa

Nhu cầu tăng khiến nguồn cung gỗ thiếu hụt, giá cả leo thang, làm nổi lên tình trạng trộm cắp gỗ. Các nhà quản lý và kiểm lâm buộc phải tăng cường sử dụng công nghệ để giám sát rừng, trước lo ngại về tác động môi trường và nạn chặt phá rừng không kiểm soát.

Tại các khu rừng thuộc sở hữu nhà nước của Đức, Ba Lan, Cộng hòa Séc, nhu cầu mua củi đang cao hơn nhiều so với lượng gỗ mà giới chức được phép khai thác theo chương trình quản lý rừng bền vững.

Thậm chí, để ngăn chặn tình trạng trộm cắp củi, sở Lâm nghiệp ở bang North Rhine-Westphalia của Đức đang thử nghiệm giấu thiết bị theo dõi GPS trong các khúc gỗ. Tuy chưa ghi nhận các vụ trộm quy mô lớn, nhưng các chủ lô rừng nhỏ tại bang North Rhine-Westphalia dấy lên lo ngại khi giá củi tăng và trở nên khan hiếm, họ có thể phải đối mặt với thiệt hại lớn nếu một chồng của mình gỗ bị tráo bằng lượng gỗ ít hơn. Những người làm rừng ở vùng Hessen lân cận đã sử dụng thiết bị theo dõi GPS từ năm 2013 và nói rằng họ đã có thể giải quyết một số vụ trộm theo cách này.

Giới chức một số nước châu Âu cảnh báo nạn trộm củi

“Lo lắng và sợ hãi” là những gì phát ngôn viên Nicole Fiegler của bang North Rhine-Westphalia đã chia sẻ, khi giá thành của nguồn nguyên liệu này càng trở nên đắt đỏ thời điểm mùa đông cận kề. Viện Nghiên cứu Pellet của Đức cũng cảnh báo người mua nên cẩn thận với giao dịch mua bán gỗ, khi những người này yêu cầu thanh toán trước và sau đó biến mất.

Chính phủ Đan Mạch đã khuyến cáo người dân về những rủi ro khi dùng củi sưởi ấm, ví như khói gây hại, ô nhiễm môi trường, hỏa hoạn. Nhu cầu củi đốt tăng cũng khiến số lượng cây bị chặt phá nhiều hơn.

Theo bà Egzona Shala (người đứng đầu một tổ chức môi trường ở Kosovo) chia sẻ, việc chặt phá rừng tại đất nước này đã gia tăng kể từ khi giá điện đã tăng vọt. Nhóm của bà Egzona đã theo dõi các khu rừng ở các khu vực miền núi và đã phát hiện ra những trường hợp người chặt cây trái phép vào lúc 5 giờ sáng, số củi bị chặt phá trộm này ngay sau đó được rao bán quanh thủ đô. Thường những cây bị chặt là cây non. Bà Egzona nói, “rừng đang bị tàn phá một cách đầy thô tục mà không có bất kỳ tiêu chí và sự kiểm soát nào”.

Châu Âu cũng không thể sống thiếu Nga?
Cựu Thủ tướng Nga lưu ý, liên minh châu Âu và Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga, nhưng ít ra không có ai trong đầu đã nghĩ đến việc cắt đứt mọi con đường liên lạc với Nga.
Giá điện ở châu Âu tăng gấp 4 lần
Báo tài chính Financial Times đưa tin giá điện ở Liên minh châu Âu (EU) đã tăng gấp bốn lần do chi phí khí đốt tăng cao, chạm ngưỡng giá điện cao nhất kỷ lục mọi thời đại.

Nguồn bài viết : R88 Điện Tử

Top