Cứu hơn 11.000 người di cư bất hợp pháp trên biển Aegea

2025-01-17 19:21:33
Nâng cao nhận thức bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển của Việt Nam
Ngày 18/6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức Tọa đàm với chủ đề: “Việt Nam- Đất nước nhìn từ biển”, nhân kỷ niệm 40 năm mở ký Công ước Luật Biển 1982 và 10 năm Luật Biển Việt Nam.
IMO gửi thư khen trung úy biên phòng vì đã có hành động dũng cảm cứu người trên biển
Tin từ Cục Hàng hải Việt Nam, Tổng Thư ký Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) Kitack Lim vừa có thư khen ngợi gửi Trung uý Nguyễn Văn Hoà, Đội trưởng đội Phòng chống Ma túy và tội phạm, đồn Biên phòng Tân Thành, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận vì đã có hành động dũng cảm cứu người trên biển.

Theo trang web của Bộ Chỉ huy lực lượng bảo vệ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ, lực lượng này trong 7 tháng qua đã cứu hơn 11.000 người di cư bất hợp pháp trên biển Aegea.

Trong số những người được cứu trong giai đoạn từ ngày 1/1 đến ngày 31/7/2022 có 9.973 người đã bị lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp ngăn cản và yêu cầu quay trở lại lãnh hải Thổ Nhĩ Kỳ.

Khoảng 1.138 người khác bị mắc kẹt trên vùng biển này vì nhiều lý do, như hỏng động cơ tàu hay thủng sàn tàu.

Tàu của lực lượng tuần duyên Italy tham gia chiến dịch giải cứu người di cư tại cảng Palermo, Sicily, Italy. (Ảnh: AFP)

Lực lượng chức năng Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã vớt được thi thể của 7 người di cư bất hợp pháp và bắt giữ 80 phần tử buôn người.

Thổ Nhĩ Kỳ là điểm trung chuyển quan trọng của người tị nạn muốn tới châu Âu để bắt đầu cuộc sống mới, đặc biệt là những người chạy trốn khỏi chiến tranh và bị ngược đãi.

Ankara và các tổ chức nhân quyền quốc tế thường xuyên lên tiếng cho rằng việc khiến những người tị nạn dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, gặp nguy hiểm là vi phạm các giá trị nhân đạo và luật pháp quốc tế.

Cơ quan bảo vệ biên giới châu Âu (Frontex) ngày 12/8 cho biết số người di cư đến Liên minh châu Âu (EU) trong 7 tháng năm nay là 155.090 người, tăng 86% so với cùng kỳ năm ngoái.

Con số trên không thống kê những người sơ tán từ Ukraine đến EU. Frontex cho biết kể từ khi xảy ra cuộc xung đột hồi cuối tháng 2 đến nay, 7,7 triệu người Ukraine đã đến EU.

Theo Frontex, riêng trong tháng 7 vừa qua, số người di cư đến EU là 34.570 người, tăng 63% so với cùng kỳ năm trước. Trong số những người đến EU trong tháng 7, khoảng 14.866 người đã vượt biên trái phép qua tuyến đường Tây Balkan, tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tuyến đường mà phần lớn người di cư từ Syria, Afghanistan và Thổ Nhĩ Kỳ vượt qua để đến châu Âu.

Trong khi đó, từ tháng 1/7 năm nay, hơn 42.500 người đã vượt tuyến đường Trung Địa Trung Hải để đến châu Âu, tăng 44% so với 7 tháng đầu năm ngoái và 22.601 người được phát hiện đã vượt tuyến Đông Địa Trung Hải, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021.

Số người đến Cyprus chiếm hơn một nửa tổng số người di cư được phát hiện, hầu hết đến từ Syria, Nigeria và Congo.

Ở khu vực biên giới phía Đông EU, số người vượt biên trái phép trong 7 tháng đầu năm nay giảm 32%, xuống 2.923 người.

Kết nối doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam hợp tác về thương mại, đầu tư
Ngày 7/6/2022, Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ Đỗ Sơn Hải đã có cuộc họp lãnh đạo Hội đồng kinh tế đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ (DEIK) và và Hội đồng kinh doanh Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam nhằm trao đổi các định hướng lớn về hợp tác, thúc đẩy thương mại, đầu tư trong thời gian tới.
Nâng cao nhận thức bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển của Việt Nam
Ngày 18/6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức Tọa đàm với chủ đề: “Việt Nam- Đất nước nhìn từ biển”, nhân kỷ niệm 40 năm mở ký Công ước Luật Biển 1982 và 10 năm Luật Biển Việt Nam.

Nguồn bài viết : đấu bóng đá

Top