Chuyên đề cơ sở

Dự thảo tăng mức hỗ trợ cho lao động từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước

2024-12-21 12:59:49
An Giang: Hỗ trợ 40 triệu đồng cho các hộ gia đình bị hỏa hoạn
Chiều 29/6, Đại tá Đinh Văn Nơi - Giám đốc Công an tỉnh An Giang đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ cho 4 hộ gia đình không may bị hỏa hoạn tại ấp Long Thạnh 1, xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Thành phố Hồ Chí Minh - địa phương đầu tiên tung gói hỗ trợ quy mô lớn cho người lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19
TPHCM là địa phương đầu tiên trong cả nước tung gói hỗ trợ quy mô lớn đối với người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo tờ trình khẩn gửi UBND TPHCM của giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội TPHCM Lê Minh Tấn, tính đến ngày 28/6, dự toán kinh phí hỗ trợ 3 nhóm người lao động bị tác động bởi dịch COVID-19 của thành phố là gần 554 tỷ đồng.

Tại dự thảo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất hỗ trợ cho thân nhân của người lao động bị chết hoặc mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài, mức 30 triệu đồng/trường hợp. Như vậy, mức hỗ trợ tăng gấp 3 lần so với mức hỗ trợ tại Quyết định 144/2007/QĐ-TTg. Mức hỗ trợ này có thể bù đắp mức trượt giá hằng năm giai đoạn 2007-2020 (khoảng 40%) và bảo đảm phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng của giai đoạn tiếp theo. Mức hỗ trợ phù hợp với thực tế kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay, góp phần hỗ trợ cho gia đình người lao động vượt qua khó khăn và bảo đảm cân đối Quỹ.

Theo dự thảo, việc hỗ trợ cho người lao động phải về nước trước thời hạn do bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau bệnh tật đến mức không còn khả năng tiếp tục làm việc, mức cụ thể: Người lao động có thời gian làm việc thực tế dưới 1/2 thời hạn hợp đồng làm việc ở nước ngoài, mức hỗ trợ 20 triệu đồng/trường hợp và người lao động có thời gian làm việc thực tế từ 1/2 thời hạn hợp đồng làm việc ở nước ngoài trở lên, mức hỗ trợ 15 triệu đồng/trường hợp (tương đương bằng 67% và 50% mức hỗ trợ với lao động bị tử vong).

Dự thảo đề xuất hỗ trợ cho người lao động phải về nước trước hạn vì người sử dụng lao động ở nước ngoài bị giải thể, phá sản hoặc thu hẹp sản xuất do thiên tai, dịch bệnh, bất ổn chính trị, chiến tranh, suy thoái kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng và người lao động phải về nước trước thời hạn do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài, mức cụ thể: Người lao động có thời gian làm việc thực tế dưới 1/2 thời hạn hợp đồng, mức hỗ trợ 15 triệu đồng/trường hợp và người lao động có thời gian làm việc thực tế từ 1/2 thời hạn hợp đồng trở lên, mức hỗ trợ 10 triệu đồng/trường hợp (tương đương bằng 50% và 33% mức hỗ trợ với lao động bị tử vong).

Đề xuất hỗ trợ giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến người lao động gồm: Hỗ trợ cho người lao động chi phí ăn, ở trong thời gian người lao động chờ giải quyết tranh chấp với người sử dụng lao động, chuyển chủ sử dụng theo quy định hoặc phải về nước trước thời hạn mà không phải lỗi của người lao động, mức 500.000 đồng/người/ngày, tối đa không quá 10 triệu đồng/người. Hỗ trợ bằng 50% chi phí thuê luật sư, tư vấn pháp lý trong trường hợp tranh chấp lao động phức tạp giữa người lao động hoặc nhóm lao động với người sử dụng lao động, tối đa bằng 25 triệu đồng cho 1 vụ việc phát sinh tranh chấp. Nội dung này giúp hỗ trợ trực tiếp và kịp thời cho người lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp khi ở nước ngoài.

Để tạo điều kiện cho người lao động phải về nước trước hạn vì lý do khách quan sớm ổn định cuộc sống, ngoài hỗ trợ trực tiếp cho người lao động khi gặp rủi ro, sau khi về nước nếu người lao động có nhu cầu hỗ trợ học nghề để tìm việc làm, được Quỹ hỗ trợ chi phí đào tạo nghề có thời hạn dưới 3 tháng, mức bằng 70% chi phí đào tạo thực tế của khóa học nhưng tối đa không quá 3 triệu đồng/lao động.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp khai thác, ổn định, phát triển thị trường lao động ngoài nước và giải quyết rủi ro liên quan đến người lao động.

Những hỗ trợ hoạt động liên quan trực tiếp đến người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như: hoạt động thông tin, tuyên truyền về thị trường lao động ngoài nước, chính sách, quy định, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật của Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho người lao động, thân nhân của người lao động đối với các nhiệm vụ ngân sách nhà nước không bố trí hoặc bố trí một phần kinh phí; xây dựng và duy trì sàn giao dịch việc làm ngoài nước trực tuyến cho người lao động có nhu cầu tìm hiểu, đăng ký đi làm việc ở nước ngoài và tìm kiếm việc làm sau khi về nước; thiết lập và duy trì hoạt động của tổng đài điện thoại tư vấn cho người lao động về lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức biên soạn, in ấn và cung cấp miễn phí sổ tay về những thông tin cần thiết của thị trường lao động ngoài nước cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài có nhu cầu tìm hiểu về thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam.

Sau gần 14 năm hoạt động, Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước (theo Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg ngày 31/8/2007) đã thực hiện được các mục tiêu cơ bản, góp phần tích cực trong việc ổn định và phát triển thị trường lao động, hỗ trợ giải quyết rủi ro cho người lao động và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn lao động. Quỹ đã khẳng định được vai trò quan trọng đối với hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chủ động nguồn lực để hỗ trợ, xử lý các tình huống khẩn cấp trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình điều hành Quỹ còn gặp một số hạn chế khó khăn, như: Doanh nghiệp lợi dụng quy định cho doanh nghiệp chủ động trong việc kê khai, đóng góp để khai mức thu tiền dịch vụ thấp hơn so với thực tế, từ đó có thể trốn tránh nghĩa vụ thuế và đóng góp Quỹ; một số nội dung chi, mức chi chậm được điều chỉnh trong khi hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài ngày càng đa dạng, chỉ số giá tiêu dùng, tỷ giá ngoại tệ liên tục tăng; nhiều tình huống, nhiều dạng rủi ro của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài chưa được đề cập tại Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg.

Bộ Chính trị đồng ý chủ trương hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động
Chiều 25/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam hỗ trợ toàn bộ tiền ăn cho trẻ em F0 và F1 bị cách ly
Nhân Tháng hành động vì trẻ em Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Phó chủ tịch Hội đồng bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã có quyết định hỗ trợ toàn bộ tiền ăn cho trẻ em F0 và F1 đang điều trị và cách ly tại các cơ sở cách ly với mức 80.000 đồng/ngày trong 21 ngày.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do COVID-19
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Top