Chuyên đề cơ sở

Thực hiện tốt các chính sách, tạo nên nhiều đổi thay ở vùng đồng bào dân tộc Khmer

2024-12-21 13:02:39
“Thách thức” biến đổi khí hậu hoàn toàn có thể là “động lực” thay đổi
Tối 23/2/2021 (giờ Việt Nam), nhận lời mời của Thủ tướng Anh Boris Johnson, Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) trong tháng 2/2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và phát biểu tại phiên Thảo luận mở Cấp cao trực tuyến của HĐBA LHQ với chủ đề “Giải quyết các nguy cơ đối với hoà bình và an ninh quốc tế liên quan đến khí hậu”.
Đồng bào dân tộc Hà Giang vừa phát triển kinh tế bền vững, vừa chống dịch hiệu quả
Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) vừa giới thiệu bộ ảnh "Đồng bào dân tộc Hà Giang vừa phát triển kinh tế bền vững, vừa chống dịch hiệu quả" cho thấy nét đẹp của người dân khi thực hiện phát triển du lịch gắn với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Hệ thống giao thông ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số được các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đầu tư khang trang, xanh - sạch - đẹp.

Nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào Khmer

Hậu Giang là địa phương có đông đồng bào DTTS số sinh sống với khoảng 23.533 người, trong đó dân tộc Khmer có gần 18.500 người. Tỉnh Hậu Giang đã triển khai thực hiện tốt công tác, chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình 135 của Chính phủ về mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Qua đó, tạo nên sự khởi sắc, đời sống của đồng bào DTTS ngày càng được cải thiện.

Theo Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang, tính đến tháng 12/2020 trên địa bàn tỉnh, có tổng cộng 846 hộ dân tộc Khmer đã được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, trong đó có 758 hộ được hỗ trợ đất sản xuất; đồng thời, hàng ngàn hộ dân tộc Khmer cũng đã được giải quyết việc làm, hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Còn Tại thành phố Cần Thơ, từ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và các chính sách đầu tư đặc thù của Nhà nước cho vùng đồng bào dân tộc Khmer đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer ở các huyện như Thới Lai, Cờ Đỏ.

Ông Trương Thanh Sang, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cờ Ðỏ, thành phố Cần Thơ cho biết: Tính đến cuối năm 2020 trên địa bàn huyện Cờ Đỏ đã có gần 120 hộ dân tộc Khmer được hỗ trợ đất ở, 73 hộ DTTS được hỗ trợ vốn phát triển sản xuất với số tiền trên 3,3 tỉ đồng, 79 hộ được vay gần 2 tỉ đồng để sửa chữa nhà….

Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, tại tỉnh Sóc Trăng, trong giai đoạn 2016 - 2020, đồng bào dân tộc Khmer đã và đang sinh sống tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục được thụ hưởng nhiều chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, điện, nước, chuyển đổi ngành nghề, vay vốn.

Theo báo cáo của UBND thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng mới đây cho thấy, từ năm 2016 đến 2020 trên địa bàn thị xã này có 26.885 hộ DTTS nghèo ở các xã, ấp, khóm đặc biệt khó khăn được hỗ trợ, trong đó có hơn 1.500 hộ được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt; gần 550 hộ dân tộc được xét vay vốn tín dụng ưu đãi.

Nhờ các chủ trương, chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đã giúp nhiều hộ dân tộc Khmer ở tỉnh Hậu Giang thoát nghèo.

Thông tin với phóng viên, ông Nguyễn Hoàng Triệu, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang cho biết: “Năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là 31,38%, nhưng đến năm 2020 chỉ còn hơn 12,34%. Có được kết quả này ngoài sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và địa phương đối với đồng bào dân tộc thì có sự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống của từng hộ đồng bào dân tộc”.

Nhiều hộ Khmer vươn lên thoát nghèo

Cũng theo ông Nguyễn Hoàng Triệu, trong thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang sẽ tiếp tục triển khai các chương trình, chính sách, dự án dành cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, nhất là chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi sản xuất nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc.

Được biết, xã Thới Ðông, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ có 239 hộ, 970 nhân khẩu người dân tộc Khmer. Năm 2015, toàn xã Thới Ðông có 60 hộ đồng bào dân tộc Khmer nghèo, chiếm 28% tổng số hộ dân tộc Khmer. Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc hỗ trợ vay vốn, đào tạo nghề, hỗ trợ đất ở, xây nhà nên đến cuối năm 2020 không còn hộ dân tộc Khmer thuộc diện nghèo.

Theo ông Trương Thanh Sang, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Cờ Ðỏ, thành phố Cần Thơ, từ các chương trình, dự án, quyết định của Trung ương, thành phố Cần Thơ dành cho đồng bào dân tộc tại huyện Cờ Đỏ nên đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS nơi đây có bước phát triển mới, góp phần vào việc giảm tỉ lệ hộ nghèo của địa phương.

Trao đổi với Phóng viên, ông Sơn Ngọc Thạch, Phó Chủ tịch UBND thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng cho biết: Trong thời gian qua, thị xã Vĩnh Châu đã triển khai có hiệu quả các chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc Khmer, đến nay trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu đã có 4 xã được công nhận là xã nông thôn mới.

“Hiện nay, mức sống của vùng đồng bào DTTS nói chung và đồng bào Khmer nói riêng tại các xã, ấp đặc biệt khó khăn trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu cũng đã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 9,56%; 100% xã, phường có đường ô tô đến trung tâm xã; hơn 80% diện tích đất nông nghiệp có hệ thống thủy lợi được cải tạo, đảm bảo tưới tiêu phục vụ tốt cho sản xuất” - ông Sơn Ngọc Thạch cho biết thêm.

32.777 người dân tộc thiểu số ở Yên Bái được đào tạo nghề
Sau 10 năm triển khai thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái, đặc biệt ở khu vực nông thôn đã có bước cải thiện đáng kể, góp phần quan trọng nâng cao năng suất lao động, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu lao động và thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Đổi mới, sáng tạo trong hoạt động đối ngoại nhân dân của Thủ đô
Chiều ngày 21/1, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội (Liên hiệp Hữu nghị TP Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021.

Top