Nông sản Việt Nam bị thập diện mai phục

2025-01-17 19:21:31

Với các hiệp định thương mại tự do, các nước cam kết xoá bỏ hàng rào bảo hộ thuế quan nhưng lại “tích cực” áp dụng hàng rào kỹ thuật, đặc biệt là ở lĩnh vực nông sản.

Từ Brazil

Theo đó, nếu như trước đây, quốc gia Nam Mỹ này chấp nhận độ pH trong miếng philê cá tra ở mức 8%, thì nay, cơ quan kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm yêu cầu hạ xuống 6%, thấp hơn hai bậc mà không đưa ra bất cứ lý do gì.

Đọc xong nội dung email, ông Thịnh phát hoảng, bởi nếu chiếu theo đúng quy định này thì hầu như con cá tra Việt Nam hết cửa bán vào Brazil.

“Đây là yêu cầu đánh đố, chẳng khác nào một lệnh cấm nhập khẩu không chính thức vì bình thường, độ pH trong con cá tra đã là 5 – 6%, trong khi thị trường Brazil lại yêu cầu quay tăng trọng nữa thì không có cách nào làm được độ pH như vậy”, ông Thịnh quả quyết.

Thị trường các nước Nam Mỹ, Trung Đông đòi hỏi chất lượng cá tra không cao, nhiều năm nay đã “giải quyết” rất tốt lượng cá tra cỡ lớn (quá size) của Việt Nam.

Ngoài Mỹ, EU, châu Á hay Nga, hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đều coi các thị trường này là “sân sau” để tăng trưởng xuất khẩu. Sản lượng cá tra xuất sang khu vực này luôn chiếm 15 – 17% hàng năm nên doanh nghiệp luôn săn sóc một cách khá kỹ.

Tuy nhiên, sau quy định mới này, dự kiến áp dụng từ ngày 1/1/2016, tình hình xuất khẩu cá tra sang Brazil có thể phải chựng lại nếu các doanh nghiệp không chứng minh được bản thân con cá tra nuôi ở nguồn nước ngọt dòng sông Mekong, thì nghiễm nhiên đã có độ pH trong miếng thịt từ 5 – 6%.

Brazil chưa tham gia ký kết bất kỳ hiệp định thương mại tự do nào với Việt Nam, cá tra vào Brazil không bị đánh thuế và có lẽ, trước áp lực nhập khẩu ngày một tăng cao, chi phí quá lớn nên họ muốn hạn chế bớt sản lượng thực phẩm ngoại.

Đến Mỹ

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) mới đây công bố sẽ bắt đầu tiến hành chương trình thanh tra cá da trơn theo đạo luật Farm Bill 2014, bắt đầu từ tháng 3/2016 là một ví dụ nữa cho tương lai khó khăn của con cá tra.

Việc đưa cá da trơn vào chương trình thanh tra, thực chất là muốn bảo vệ ngành nuôi cá da trơn, trong đó có một số ít nông dân và các doanh nghiệp nhỏ sống bằng nghề này.

Hiệp hội Thuỷ sản Mỹ (NFI), thượng nghị sỹ McCain, và văn phòng trách nhiệm giải trình Chính phủ Mỹ (GAO) từng công khai chỉ trích đạo luật Farm Bill thanh tra cá da trơn “không hướng đến an toàn thực phẩm”, mà là quyết tâm “loại trừ hàng nhập khẩu”.

Kiểm tra lại trong nước, hiện con cá tra đã đáp ứng nhiều tiêu chuẩn quốc tế, nhưng cho dù có đáp ứng yêu cầu thực hành nuôi tốt của Mỹ – BAP thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ gặp khó khăn trước đòi hỏi vô lý về “quy trình tương đương” mà USDA đưa ra.

Với thị trường Mỹ, ngoài con cá tra, lâu nay con tôm bên cạnh việc phải gánh thuế chống bán phá giá, còn bị “trầy da tróc vảy” bởi cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) khi liên tục đưa ra các chương trình kiểm tra kháng sinh.

Ngoài kháng sinh, FDA cũng tăng cường kiểm tra vi sinh trong các lô tôm đến từ Việt Nam, đây cũng là một cách áp dụng hàng rào kỹ thuật để bảo vệ ngành đánh bắt tôm nội địa.

EU và Nhật Bản

Chính sách bảo hộ nông nghiệp của EU luôn được đánh giá ở mức cao nhất trên thế giới, với nhiều rào cản kỹ thuật như: SPS/TBT, luật thực phẩm, luật về chất lượng sản phẩm, giám sát và kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, luật bảo hộ sức khoẻ người tiêu dùng, kiểm tra chất độc hại và dư lượng kháng sinh…

Những rào cản kỹ thuật này đã đẩy các nhà xuất khẩu vào thế bị động và gia tăng chi phí, mất nhiều thời gian để tiếp cận với các thị trường.

Năm 2009, Việt Nam lần đầu xuất khẩu được 70.000 tấn gạo thơm sang thị trường Nhật với giá cả và chất lượng được khách hàng Nhật đánh giá là “không thua kém” gạo Thái Lan.

Ông Huỳnh Minh Huệ, tổng thư ký hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhớ lại chỉ một năm sau, tức 2010 sản lượng gạo Việt Nam xuất vào Nhật tăng hơn gấp đôi, đạt 180.000 tấn.

Doanh nghiệp, hiệp hội, các cơ quan điều hành vô cùng háo hức, vì thị trường Nhật có nhu cầu nhập khẩu gạo khá lớn, trước nay họ mua chủ yếu của Thái Lan. Thời điểm đó, đã có một vài doanh nghiệp Nhật sang liên kết trồng lúa ở An Giang, điều này càng tăng thêm niềm tin Nhật sẽ đẩy mạnh mua gạo của Việt Nam.

Tuy nhiên, mọi chuyện không như ý doanh nghiệp, đến năm 2011, Nhật đột ngột kiểm tra và phát hiện gạo Việt Nam tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và yêu cầu… ngưng nhập khẩu.

Là người theo dõi sát sao vụ việc, ông Huệ khẳng việc Nhật vin vào chất lượng để ngừng nhập gạo Việt Nam chỉ là một cái cớ, sau quyết định này có một nguyên nhân lớn hơn, đó là họ muốn bảo vệ sản xuất trong nước.

Mặc dù quốc gia mặt trời mọc đã tham gia WTO, quy định mỗi năm phải mở cửa để thành viên trong khối được xuất khẩu vào hơn 700.000 tấn gạo. Hàng năm, Nhật vẫn nhập đủ “nghĩa vụ”, nhưng thay vì đưa số gạo này ra thị trường thì chính phủ bằng một cách trợ giá nào đó cho các doanh nghiệp nhập khẩu rồi yêu cầu họ… giữ lại kho…

Theo TGTT

Nguồn bài viết : EvoPlay Điện Tử

Top