Covid-19 tiếp tục lan rộng ở châu Phi và Đông Âu |
Các nước G7 bênh vực WHO, phản đối việc Mỹ ngừng tài trợ |
G7 sẵn sàng hoãn nợ giúp các nước nghèo đối phó COVID-19 |
Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) gồm Anh, Nhật Bản, Pháp, Đức, Italia và Canada hôm thứ Sáu (19/2) đã đưa ra cam kết đóng góp thêm gần 7 tỷ đô la như là nguồn ngân sách bổ sung nhằm thúc đẩy nhanh hơn quá trình phân phối vắc-xin COVID-19 đến các nước nghèo trên thế giới.
Thủ tướng Anh Boris Johnson chủ trì phiên họp trực tuyến các nước G7. Ảnh: Yahoo News |
Đây là một động thái kịp thời bởi theo Tổng thư ký Liên hiệp quốc (LHQ) thì nỗ lực phân phối vắc-xin công bằng mà LHQ khởi xướng đang không đi đúng hướng trong khi một kế hoạch phòng chống dịch bệnh khẩn cấp có quy mô toàn cầu là rất cần thiết lúc này.
Trong cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến của nhóm G7 kéo dài 2 tiếng đồng hồ do thủ tướng Anh Boris Johnson chủ trì, đã có nhiều ý kiến cho rằng, nhóm các quốc gia thuộc “bộ lạc giàu có” này đã mua khoảng 1.5 tỷ liều vắc-xin, gấp nhiều lần nhu cầu thực tế của người dân cần được tiêm phòng. Một số nhà vận động cũng đã lên tiếng đòi hỏi nhóm G7 cần phải rõ ràng hơn trong cam kết cũng như kế hoạch hành động của mình.
Thủ tướng Anh Johnson phát biểu rằng, nước Anh sẵn sàng đóng góp phần lớn lượng vắc-xin dự trữ của mình vào sáng kiến vắc-xin (Covax) do LHQ khởi xướng và dẫn dắt nhằm phân phối vắc-xin COVID-19 đến những nước nghèo nhất thế giới giúp người dân ở những nước này có cơ hội tiếp cận vắc xin trong bối cảnh dịch bệnh đang tiếp tục bùng phát trên thế giới.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nêu quan điểm về việc nhóm G7 nên tập trung hỗ trợ 6.5 triệu nhân viên y tế ở châu Phi, đồng nghĩa với 13 triệu liều vắc-xin COVID-19 cần phải cung cấp cho họ.
“Số lượng liều vắc-xin này chiếm 3.4% lượng dự trữ sẵn có ở châu Âu và cần được gửi đi ngay lập tức”, ông Macron hối thúc các đồng sự của mình cần hành động nhanh trước khi Nga và Trung Quốc cũng đang có những động thái tương tự ở lục địa này.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tham dự cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo các nước G7. Ảnh: Reuters |
Mới đây, tổng thư ký LHQ António Guterres nêu lên một thực tế rằng, có tới 75% số lượng vắc-xin COVID-19 hiện có đang bị độc chiếm bởi một nhóm thiểu số gồm 10 nước giàu trong khi hơn 100 nước khác chưa nhận được bất cứ một liều vắc-xin nào.
Theo báo cáo do tổ chức phi chính phủ "ONE Campaign" có trụ sở tại Mỹ công bố hôm 19/2 thì Mỹ, Liên minh châu Âu, Anh, Australia, Canada và Nhật Bản hiện đang dự trữ hơn 3 tỷ liều vắc-xin COVID-19 trong khi nhu cầu thực tế của các nước này chỉ hơn 2 tỉ liều. Đây chính là nguyên nhân khiến các nước nghèo gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn cung trong bối cảnh thế giới đang vật lộn để kiểm soát đại dịch COVID-19.
Ông António Guterres cũng gợi ý cần thiết lập một nhóm hành động khẩn cấp để có thể xây dựng và triển khai một kế hoạch phân phối vắc-xin cấp toàn cầu. Nhóm này cần có sự tham gia của các quốc gia thành viên LHQ, các công ty sản xuất vắc-xin, các tổ chức quốc tế và định chế tài chính có đủ “quyền lực cần thiết, năng lực khoa học, khả năng sản xuất cũng như nguồn lực tài chính”.
Ông Guterres cũng cam kết rằng, ông sẽ huy động sự tham gia của toàn bộ hệ thống thuộc LHQ vào sứ mệnh quan trọng này.
Các tổ chức quốc tế đang lo ngại rằng, người dân ở những nước nghèo sẽ không có cơ hội tiếp cận vắc-xin do đã bị các nước giàu "thâu tóm" hết. Ảnh: Jean Marc Herve Abelard/EPA/EFE |
Theo tỷ phú Bill Gates thì các nước nghèo “đang rớt lại phía sau ít nhất 6 tháng so với các nước giàu đối với việc tiếp cận vắc-xin”, và vì vậy, sự san sẻ nguồn vắc-xin từ những quốc gia giàu có cho các nước nghèo là hết sức cần thiết.
The Washington Post tiết lộ các nhà ngoại giao Mỹ yêu cầu tiêm vắc-xin Covid-19 của Nga Một số nhà ngoại giao Mỹ tại Nga được cho là đã "yêu cầu nước chủ nhà cho phép họ được tiêm vắc-xin Covid-19 mang tên Sputnik V". |
Các quốc gia giàu có đã đặt hàng quá nửa số vaccine COVID-19 Giới quan sát lo ngại rằng những quốc gia nghèo hơn sẽ bị bỏ rơi trong cuộc chạy đua tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 này. |
Tổng Giám đốc WHO: Các bà mẹ dù mắc COVID-19 vẫn nên tiếp tục cho con bú Tổng Giám đốc WHO kêu gọi các bà mẹ tiếp tục cho con bú ngay cả khi họ nhiễm COVID-19, vì lợi ích của việc cho con bú là vượt trội so với nguy cơ lây nhiễm cho con. |
Nguồn bài viết : TK đầu