Viện Ngôn ngữ Nga dự định thành lập tổ bộ môn tiếng Nga tại Việt Nam Đây là dự án hứa hẹn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tiếng Nga tại Việt Nam. |
Nghệ An phấn đấu đến năm 2030, 100% giáo viên dạy tiếng Mông, tiếng Thái có trình độ chuẩn đào tạo UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch số 712/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình “Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 - 2030". Mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu đạt 100% giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số có trình độ chuẩn được đào tạo; đảm bảo đủ sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn dạy học tiếng Mông, tiếng Thái bậc trung học. |
Tham dự sự kiện có Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga tại Hà Nội Victor Stepanov, Trưởng Ban Châu Âu Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Thị Thu Giang, Phó chủ tịch thường trực Hội hữu nghị Việt - Nga Trịnh Quốc Khánh cùng các đại biểu và các giáo viên tiếng Nga đến từ 7 quốc gia Châu Á.
Phát biểu khai mạc, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga tại Hà Nội V.Stepanov cho biết, tham gia vào hoạt động nâng cao trình độ chuyên môn lần này có gần 100 giáo viên tiếng Nga đến từ 7 quốc gia Châu Á: Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar và Sri Lanka. Ông V.Stepanov nhấn mạnh, hiện nay dự án nhà nước quy mô lớn của Liên bang Nga “Phát triển giáo dục” giai đoạn 2018-2025 đang được triển khai, trong đó có nhiệm vụ truyền bá tiếng Nga như một ngôn ngữ đối thoại quốc tế, nhiệm vụ này rất cấp thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.
Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga tại Hà Nội V.Stepanov phát biểu khai mạc (Ảnh: Vũ Khánh). |
Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga tại Hà Nội V.Stepanov cũng dành lời lời cảm ơn vì sự hiểu quả của các hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao nhân dân giữa hai nước, nhờ đó tinh thần hiểu biết lẫn nhau, tình hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam - Liên bang Nga ngày càng bền chặt.
Ông Petr Kurnunin, Giáo viên Trung tâm nghiên cứu tiếng Nga thuộc trường trung học “Kamalasai” tỉnh Kalasin (Thái Lan) bày tỏ vui mừng khi được tham dự hoạt động nâng cao trình độ chuyên môn lần này. “Đây là một hoạt động rất có ích, hiệu quả và mang lại cho tôi được nhiều hiểu biết, phương pháp dạy học và cách áp dụng các bài thực hành vào việc giảng dạy tiếng Nga tại Thái Lan.” - ông Petr Kurunin cho biết thêm.
Bên cạnh đó, Giảng viên tiếng Nga Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Nguyễn Thanh Sơn hy vọng thông qua hoạt động nâng cao trình độ lần này sẽ nhận được những kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy tiếng Nga dành cho người nước ngoài từ các chuyên gia Nga, đặc biệt là các phương pháp giảng dạy các kỹ năng giao tiếp để có thể áp dụng được tại môi trường giáo dục Việt Nam.
Tham gia vào hoạt động nâng cao trình độ chuyên môn lần này có gần 100 giáo viên tiếng Nga đến từ 7 quốc gia Châu Á (Ảnh: Vũ Khánh). |
Trong khuôn khổ hoạt động nâng cao trình độ diễn ra từ 5-7/12 sẽ diễn ra các buổi thảo luận về phương pháp giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ ngoài môi trường ngôn ngữ, bao gồm: phân tích các phương pháp làm việc với văn bản video thực tế, tài liệu đất nước học, phương pháp hình thành kỹ năng nghe và phát âm, kỹ năng giao tiếp hiệu quả…
Nâng cao trình độ cho giáo viên tiếng Nga ở Việt Nam Ngày 7/6, trong khuôn khổ “Tuần lễ tiếng Nga tại Việt Nam” Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga tại Hà Nội đã tổ chức chương trình tập huấn nâng cao trình độ dành cho giáo viên dạy tiếng Nga trong các tổ chức giáo dục tại Việt Nam. |
Nhà giáo Ưu tú lan tỏa tình yêu tiếng Nga Hơn 36 năm gắn bó, tâm huyết với nghề, truyền cảm hứng môn tiếng Nga, Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Thị Thanh Hải (sinh năm 1963, ở TP Hải Dương), nguyên giáo viên Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi đã được hái quả ngọt từ các thế hệ học trò. |