Việt Nam - Lào phối hợp trấn áp tội phạm ma túy tuyến biên giới Giỗ Tổ Hùng Vương lần đầu tổ chức tại Lào Tết cổ truyền Bunpimay Lào trên đất Việt |
Theo truyền thống, Tết cổ truyền Bunpimay Lào diễn ra trong suốt tháng thứ năm Phật lịch, bắt đầu từ ngày thứ sáu của tháng thứ năm và kết thúc vào ngày thứ năm của tháng thứ sáu. Năm nay nếu tính theo Dương lịch, Tết cổ truyền Bunpimay Lào sẽ diễn ra từ ngày 14-16/4/2019.
Té nước vào nhau để cầu mong mọi điều may mắn sẽ đến trong năm mới |
Tết cổ truyền Bunpimay Lào kéo dài trong ba ngày, mỗi ngày có các tên gọi khác nhau. Ngày thứ nhất được gọi là ngày tiễn năm cũ, ngày thứ hai là ngày giao thời giữa năm cũ và năm mới, ngày thứ ba là ngày đón năm mới, còn được gọi là Bunpimay - Tết cổ truyền của nhân dân các bộ tộc Lào.
Ngày đầu tiên của Tết cổ truyền Bunpimay Lào, cũng là ngày cuối cùng của năm cũ, buổi sáng người dân quét dọn, lau chùi nhà cửa sạch sẽ, chuẩn bị nước thơm và hoa. Nước thơm được làm từ một hỗn hợp gồm nước, hoa khun (hoa muồng vàng), hoa champa (hoa đại) và dầu thơm…
Nghi thức tắm Phật |
Ngày thứ hai, người dân bắt đầu đi chùa để thực hiện nghi thức tắm Phật, buộc chỉ cổ tay cầu phúc. Theo quan niệm của người Lào, Tết đến nên đi càng nhiều chùa càng tốt, ít nhất cũng phải đi được chín chùa. Nước thơm sau khi tưới lên các tượng Phật sẽ được hứng lại đem về nhà để xức vào người làm phước. Người dân còn té nước vào các nhà sư, chùa và cây cối xung quanh chùa.
Ngày thứ ba cũng là ngày cuối cùng với nhiều hoạt động tưng bừng diễn ra ở khắp nơi. Trước khi té nước, người ta thường dành cho nhau những lời chúc tốt lành. Để tỏ lòng tôn kính, người trẻ tuổi té nước vào người lớn tuổi, bạn bè té nước vào nhau. Họ không chỉ té nước vào người mà còn té nước vào nhà cửa, đồ thờ cúng, súc vật và công cụ sản xuất.
Hoạt động té nước diễn ra khắp mọi nơi |
Nét độc đáo của những ngày Tết cổ truyền Bunpimay Lào là tục té nước vào nhau (vì thế Bunpimay còn được gọi là bun-hốt-nặm, tức lễ hội té nước). Điều này bắt nguồn từ quan niệm của người Lào là chỉ có nước mới đem lại sự sống và nước sẽ gột rửa hết mọi ưu phiền, bệnh tật và cầu cầu chúc một năm mới mạnh khỏe, an lành và hạnh phúc.
Người Lào quan niệm rằng trong những ngày Tết ai bị ướt nhiều thì sẽ gặp nhiều may mắn. Có nhiều quan niệm giải thích về nguồn gốc lễ hội té nước song có thể hiểu sự ra đời của lễ hội này gắn liền với đời sống sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, đồng thời, nó cũng xuất phát từ những truyền thuyết mang đậm màu sắc tôn giáo.
Tục té nước ngày Tết cổ truyền Bunpimay của Lào còn có nét đặc trưng là trong những ngày này không kể dù lạ hay quen, dù có hay không có địa vị trong xã hội, mọi vị khách đều được gia chủ tiếp đón ân cần như nhau và được thể hiện sự quý trọng bằng cách té nước vào người khi đến chúc tết.
Nghi lễ buộc chỉ cổ tay vào dịp Tết cổ truyền Lào |
Ngoài nghi lễ té nước, người Lào có một tục lệ cũng khá độc đáo đó là nghi lễ buộc chỉ cổ tay. Họ buộc những sợi chỉ màu và gửi lời chúc hạnh phúc và sức khỏe đến người được buộc. Tục lệ này tuy đơn giản nhưng nó lại phản ánh sâu sắc tính cách hiền hòa của người dân Lào. Họ không bao giờ cầu cho mình mà chỉ cầu cho người khác, bởi theo họ khi làm điều gì tốt lành cho người khác, thì điều tốt lành ấy cũng sẽ đến với mình. Trong suốt ba ngày tết, ai có nhiều chỉ buộc cổ tay thì được coi là người sẽ gặp may mắn cả năm.
Những ngày Tết Bunpimay, người Lào thường rủ nhau làm tháp bằng cát, trang trí bằng cờ, hoa và dây vải |
Vào dịp Tết Bunpimay, người Lào thường rủ nhau làm tháp bằng cát, trang trí bằng cờ, hoa, dây vải và vẩy nước thơm. Trong những ngày này, người dân Lào còn thực hiện nghi thức phóng sinh các loài động vật như rùa, cá, cua, chim… để lấy phước, cầu nguyện sang năm mới sẽ được phước lành.
Hoa champa và hoa muồng vàng là hai loài hoa không thể thiếu trong dịp tết của người Lào. Người dân thường kết hoa champa thành vòng đeo cổ hoặc cài lên tóc và treo hoa muồng vàng trong nhà hoặc trên xe trong dịp năm mới để cầu may mắn.
Lạp là món ăn không thể thiếu trong những ngày năm mới của người dân Lào |
Món ăn truyền thống trong dịp Tết Bunpimay của người Lào là món lạp, một món ăn được làm từ thịt lợn, gà hoặc bò và đặc biệt là không thể thiếu thính gạo nếp. Trong tiếng Lào, “Lạp” có nghĩa là “Lộc”, người Lào dùng món lạp với hi vọng sẽ phát tài, phát lộc, gặp nhiều may mắn cả năm.
Lễ rước Nàng Chúa Xuân Sangkhan |
Lễ rước Nữ Chúa Xuân Sangkhan, một trong bảy người con gái của Thần Bốn Mặt – vị thần đem những điều tốt lành cho người dân Lào, là sự kiện luôn được người dân hào hứng tham gia trong những ngày đầu năm mới của Lào.
Đến Lào vào dịp Tết Bunpimay Lào, bạn sẽ được té nước cầu may, tham gia vào nghi lễ buộc chỉ cổ tay và hòa mình với điệu múa lăm vông rộn ràng, đậm chất văn hóa truyền thống, đối với họ đó là điều may mắn và chắc chắn bạn cũng sẽ gặp may mắn. Và tất nhiên không ai đến Lào mà lại bỏ lỡ cơ hội tham gia lễ hội và chung vui không khí với người dân rất hồn hậu và dễ mến của đất nước Triệu Voi.
Tết Khmer Chol Chnam Thmay 2019 vào ngày nào? Phong tục và ý nghĩa Là một trong những ngày Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer, Tết Chol Chnam Thmay được diễn ra trong ba ngày từ 14 đến 16/4/2019 với ... |
Cán bộ ngoại giao Việt, Lào “buộc chỉ cổ tay” trên đất Ấn Tết cổ truyền Bunpimay không chỉ là ngày lễ đặc biệt của dân tộc Lào, mà còn là dịp để các nước bạn anh em ... |
Tết Lào, Campuchia của sinh viên TP.HCM: Vui bằng cả 5 giác quan Không cần “xách balo lên và đi" ngàn cây số, các bạn trẻ Việt Nam và du học sinh Lào, Campuchia tại TP.HCM vẫn có ... |
Tết cổ truyền Bunpimay Lào trên đất Việt (TĐO) - Hồ hởi, vui tươi, cảm giác như đón tết tại quê nhà ... là những cung bậc cảm xúc ngập tràn trong mỗi ... |