Người dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,5% UN Women phối hợp với Viện Khoa học Lao động và Xã Hội, Bộ LĐ-TB&XHi, Vụ Dân tộc thiểu số - Ủy ban Dân tộc với sự hỗ trợ tài chính của Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam đã công bố báo cáo “Số liệu về phụ nữ và nam giới các dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 2015-2019” và Tóm tắt chính sách: Các vấn đề giới trong vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam”. Hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế về Dân tộc thiểu số ngày 9/8. |
Đưa thông tin bầu cử đến với đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi Nhằm góp phần vào thành công chung của kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, thời gian qua Ban Dân tộc thành phố Hà Nội; các địa phương như Gia Lai, Phú Yên, Đà Nẵng, Quảng Bình, Phú Thọ, Bắc Kạn... đã tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, tuyên tuyền về công tác bầu cử đến đông đảo đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi. |
Chống phân biệt đối xử và bất bình đẳng giữa các nhóm dân tộc trong tôn giáo
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ và ngành quản lý nhà nước về tôn giáo, hiện nay nước ta có khoảng 2,8 triệu người DTTS theo tôn giáo (chiếm khoảng 20% dân số là người DTTS) với 16 tôn giáo được nhà nước cấp phép hoạt động và 10.239 cơ sở sinh hoạt.
Theo các quy định pháp luật như Hiến pháp năm 2013 (Điều 24), Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018), theo đó, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tổ chức tôn giáo trong đó có người DTTS được hưởng đầy đủ các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Chính sách của Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực tôn giáo đã đem lại sự thay đổi căn bản trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, trong đó có người DTTS ở Việt Nam.
Bảo đảm sự đa dạng, hòa hợp và bình đẳng tôn giáo: Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo, các tôn giáo ở Việt Nam chung sống hòa hợp trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ở Việt Nam không có xung đột tôn giáo. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, không có sự kỳ thị về tín ngưỡng, tôn giáo giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau hay không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa người DTTS theo tôn giáo và người Kinh theo tôn giáo.
Các tổ chức tôn giáo được phép thành lập trường đào tạo, mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo để đáp ứng nhu cầu của tổ chức tôn giáo. Tại các cơ sở đào tạo tôn giáo, nhiều người theo học là người DTTS.
Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo được in ấn, phát hành kinh sách và đồ dùng việc đạo. Hoạt động quốc tế của các cá nhân, tổ chức tôn giáo ngày càng được Nhà nước đảm bảo và tạo điều kiện, trong đó các tín đồ tôn giáo người DTTS được tạo điều kiện tham gia hoạt động quốc tế.
Trong những năm qua, chính quyền địa phương vùng đồng bào DTTS&MN luôn thực hiện nhất quán chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không theo tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
Đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào tôn giáo được chăm lo. Các nhu cầu chính đáng về tín ngưỡng, tôn giáo đã được các cấp chính quyền quan tâm hướng dẫn, giải quyết. Các hoạt động phong chức, phong phẩm, thuyên chuyển, bổ nhiệm, bồi dưỡng chức sắc, chức việc được thực hiện theo trình tự thủ tục đã đăng ký.
Tín ngưỡng cầu mùa của dân tộc Sán Chay. Ảnh: Báo Biên phòng |
Việc xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở thừa tự tôn giáo được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Các cuộc thăm hỏi, gặp gỡ, động viên chức sắc, chức việc và các tín đồ tôn giáo thường xuyên được tổ chức qua đó nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và thể hiện sự quan tâm, chăm lo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với tôn giáo.
Hàng năm, hàng nghìn lễ hội dân gian, lễ hội tín ngưỡng và các hoạt động tôn giáo của bà con vùng đồng bào DTTS đã được diễn ra thuận lợi, an toàn dưới sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đã trở thành truyền thống mang lại sức mạnh tinh thần cho cộng đồng. Tín ngưỡng truyền thống, thờ cúng tổ tiên, thờ đa thần với quan niệm “vạn vật hữu linh” và các hình thái tôn giáo sơ khai của đồng bào DTTS được giữ vững là yếu tố quan trọng góp phần củng cố sự cố kết cộng đồng, duy trì đạo đức và trật tự xã hội.
Các chính sách, các chương trình, đề án phát triển kinh tế xã hội (KTXH) đã triển khai (như Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển nông thôn mới, CTMTQG giảm nghèo bền vững…) và các chương trình đang triển khai (như CTMTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2030 theo Nghị quyết số 88 và 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020) đã, đang và sẽ góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của đồng bào DTTS&MN nói chung và đồng bào theo đạo nói riêng.
Bảo vệ các nhóm dân tộc rất ít người
Chính phủ đã ban hành Chương trình “Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người (DTTSRIN) giai đoạn 2021-2030” tập trung vào các nhiệm vụ: Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức thay đổi hành vi và huy động sự tham gia của toàn xã hội nhằm bảo vệ và phát triển các dân tộc ít người; Nâng cao năng lực hệ thống y tế vùng dân tộc về cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số; Chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai và hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ, nâng cao tỷ lệ trẻ em đến lớp ở các nhóm tuổi mẫu giáo đúng độ tuổi; Đẩy mạnh công tác xóa mù chữ, đào tạo nghề cho đồng bào DTTSRIN; Xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dân số đối với đồng bào DTTSRIN.
CTMTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 thực hiện nhiệm vụ duy trì, phát triển và nâng cao vị thế của các DTTS rất ít người; xóa đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần một cách bền vững nhằm giảm dần sự chênh lệch về khoảng cách phát triển giữa đồng bào các DTTS rất ít người với các đồng bào DTTS khác trong vùng; xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các thôn; góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Báo cáo năm 2021 của Uỷ ban Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) còn một số nội dung, đánh giá thiếu khách quan, không công bằng Ngày 29/4/2021, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt trả lời câu hỏi đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Báo cáo năm 2021 của Uỷ ban Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) cho rằng Việt Nam tiếp tục vi phạm tự do tôn giáo, tín ngưỡng. |
Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tôn giáo của người nước ngoài tại Việt Nam Ngày 27/4/2021, Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức Hội nghị gặp mặt người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo tại Việt Nam. |