Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị hỗ trợ cho 60.000 người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có công văn gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiến nghị bổ sung thêm đối tượng hỗ trợ do ảnh hưởng dịch COVID-19; trong đó kiến nghị bổ sung thêm đối tượng người lao động cần được hỗ trợ do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. |
Tổ chức hướng dẫn sử dụng trang thiết bị chuyên dùng phòng chống thiên tai hiệu quả Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định 20/2021/QĐ-TTg ban hành Danh mục và quy định việc quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai. |
Chiều 13/6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với Thường trực Uỷ ban các vấn đề xã hội việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với những đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Trước đó, Quốc hội đã có yêu cầu các đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện chính sách này và đề xuất giải pháp trong thời gian tới.
Theo Thường trực Uỷ ban các vấn đề xã hội, trên cơ sở lãnh đạo của Đảng thì Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách về tiền tệ, tài khoá, an sinh xã hội, hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện nhằm hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp cũng như các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tổng cộng, Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 9 Nghị quyết, văn bản, Chính phủ ban hành 2 Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn vì COVID-19.
Cụ thể, cả nước đã gia hạn trên 99.000 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất đối với 57.000 hộ kinh doanh và tiền thuê đất cho gần 130.000 doanh nghiệp. Gia hạn 19,3 nghìn tỷ đồng tiền thuế tiêu thụ đặc biệt trong năm 2020 đối với xe ô tô. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ thuế đã kịp thời giúp các doanh nghiệp cơ cấu lại sản xuất kinh doanh, bảo đảm cho tăng trưởng và nguồn thu cho các doanh nghiệp và ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ vẫn còn nhiều vướng mắc, giải ngân thấp.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Thường trực Uỷ ban các vấn đề xã hội tiếp tục cập nhật việc triển khai các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ thông qua các kênh Hội đồng nhân dân các địa phương, đồng thời đề nghị Chính phủ sớm tổng kết đánh giá các gói hỗ trợ các đối tượng ảnh hưởng bởi COVID-19, trong đó có cả khối đơn vị sự nghiệp, khu vực kinh tế phi chính thức báo cáo tổng hợp để báo cáo tại Kỳ họp của Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ quan điểm của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 07 mới đây là tiếp tục thực hiện "mục tiêu kép" nhưng trong đó cao nhất là phòng chống dịch, bảo đảm sức khỏe cho người dân, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn tài chính, ngân hàng và nợ công. Cùng với đó là tiếp tục thực hiện giải pháp 5K+ công nghệ và coi vấn đề tiêm chủng vaccine là chiến lược và nghiên cứu vaccine cho trẻ em, có kế hoạch, lịch trình cụ thể để tiêm vaccine để sớm đạt được miễn dịch cộng đồng, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong tìm kiếm nguồn cung vaccine.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đề nghị Chính phủ sớm có kịch bản tăng trưởng, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian tới, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế số và kích cầu nội địa. Không chủ quan với nhiệm vụ kiểm soát lạm phát, tiếp tục tăng cường phối hợp hiệu quả trong điều hành chính sách tài khoá, tiền tệ, nhanh chóng triển khai đưa Nghị quyết Đại hội Đảng XIII vào cuộc sống.
Hỗ trợ hơn 4 tỷ đồng cho người Việt Nam ở nước ngoài chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 Ngày 24/5, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam trao 4 tỷ 52 triệu đồng của Ban Cứu trợ Trung ương cho Bộ Ngoại giao nhằm hỗ trợ, giúp đỡ cộng đồng người Việt Nam ở 4 nước Lào, Campuchia, Thái Lan và Malaysia phòng, chống dịch COVID-19. |
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Người nông dân phải là chủ thể, phải nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho họ Nông dân phải là trung tâm, nông thôn là nền tảng và nông nghiệp là động lực. “Người nông dân phải là chủ thể, là trung tâm. Mọi hoạt động của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phải xoay quanh người nông dân, phải nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho họ”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ. Đây là điều quan trọng nhất. |