Những quốc gia sẽ trở thành "vương quốc người già"

2025-01-17 19:21:33
Du lịch xanh ở “đảo người già”
Những năm gần đây, Cù Lao Xanh được nhiều du khách tìm đến, bởi sự hoang sơ, xinh đẹp mà ít nơi nào có được, nơi đây được ví như là hòn ngọc biển đông của Bình Định.
Trung Quốc: người cao tuổi đổ xô đi học đại học để không "lãng phí tuổi già"
Theo báo cáo của Trung Quốc về phát triển giáo dục người cao tuổi, số sinh viên tại các trường dành cho nhóm người này đã không ngừng tăng trong những năm qua.

Tỷ lệ sinh giảm, tỷ lệ ly hôn ngày càng cao và tuổi thọ tăng là những yếu tố làm thay đổi nhân khẩu học trên toàn thế giới. Trong đó, nhiều quốc gia đang chứng kiến ​​sự già hóa toàn diện của người dân. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), những quốc gia sau đây có dân số già nhất trên thế giới.

Nhật Bản

Nhật Bản có tỷ lệ người già cao nhất thế giới

Với độ tuổi trung bình là 48, Nhật Bản là quốc gia có dân số già nhất thế giới. Trên thực tế, một phần tư dân số (chiếm 28%) của Nhật Bản là từ 65 tuổi trở lên, và tỷ lệ này dự kiến ​​sẽ tăng lên 38% vào năm 2050.

Tỷ lệ sinh giảm cùng với tuổi thọ tăng trong những thập kỷ gần đây là nguyên nhân của xu hướng nhân khẩu học này. Có một điều đáng ngạc nhiên là, mặc dù hôn nhân được đánh giá cao trong văn hóa Nhật Bản thì số lượng các cuộc hôn nhân ở “xứ sở mặt trời mọc” lại liên tục sụt giảm. Ngoài ra, khoảng 1/4 người Nhật không muốn kết hôn khi họ 50 tuổi, và đây là một lời giải thích khác cho sự sụt giảm tỷ lệ sinh ở quốc gia này.

Ý

Nước Ý trở thành quốc gia có dân số già thứ hai trên thế giới và xếp thứ nhất ở châu Âu với khoảng 23% dân số là người từ 65 tuổi trở lên. Bên cạnh xu hướng giảm tỷ lệ sinh toàn cầu ở các nước phát triển thì tình trạng người trẻ ở Ý di cư ra nước ngoài cũng là một trong những nguyên nhân chính.

Các yếu tố khác như lười kết hôn ở giới trẻ và ít sự hỗ trợ cho phụ nữ mang thai cũng góp phần khiến cho tỷ lệ sinh ở Ý bị sụt giảm.

Ý là quốc gia có tỷ lệ người già cao nhất châu Âu

Bồ Đào Nha

Với hơn 22% dân số Bồ Đào Nha từ 65 tuổi trở lên cùng với việc bị giảm 2% dân số trong thập kỷ qua đã khiến dân số Bồ Đào Nha đang già đi nhanh chóng.

Theo tính toán thì Bồ Đào Nha dự kiến ​​sẽ có hơn 10.000 người đạt mốc trăm tuổi vào năm 2050, nhiều hơn gấp đôi so với con số 4.000 người hiện nay.

Phần Lan

Hơn một phần năm dân số Phần Lan là người từ 65 tuổi trở lên. Đất nước này được xem là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Vì vậy không có gì phải ngạc nhiên khi người Phần Lan có tuổi thọ cao.

Dân số Phần Lan có xu hướng già đi nhanh chóng trong khi tỷ lệ sinh thì lại bị giảm sút càng làm cho bài toán trẻ hóa người dân của quốc gia Bắc Âu này trở nên khó khăn hơn.

Tỷ lệ sinh giảm là vấn đề lớn đối với Phần Lan

Hy Lạp

Khoảng 22% dân số Hy Lạp là người từ 65 tuổi trở lên. Trên thực tế, dân số Hy Lạp đã liên tục già đi kể từ năm 2010. Tỷ lệ dân số cũng giảm 3,7% trong khoảng thời gian từ đầu năm 2011 đến đầu năm 2020 mà nguyên nhân chủ yếu là do tỷ lệ sinh giảm gây nên bởi tác động của khủng hoảng kinh tế.

Theo đó, không chỉ phụ nữ có con muộn hơn mà các gia đình cũng có ít con hơn do vấn đề chi phí và thiếu các biện pháp hỗ trợ xã hội.

Đức

Với 1/5 dân số ở độ tuổi từ 65 trở lên, tốc độ già hóa dân số của Đức đã tăng lên nhanh chóng kể từ đầu thế kỷ 21. Tuổi thọ cao hơn và tỷ lệ sinh giảm do các chính sách gia đình không hiệu quả vẫn là một trong những nguyên nhân chính tác động đến quỹ đạo nhân khẩu học của quốc gia này.

Đức đang đối mặt với vấn đề già hóa dân số trầm trọng

Bulgari

Với hơn 21% người dân Bulgari là từ 65 tuổi trở lên, góp phần vào tình trạng già hóa dân số nói chung và là một trong những quốc gia có dân số giảm nhanh nhất ở châu Âu.

Tỷ lệ tử vong cao ở người cao niên và cuộc di cư ồ ạt của những người trẻ tuổi tìm cách ra nước ngoài sinh sống và làm việc càng khiến cho dân số của Bulgaria, vốn chỉ 9 triệu vào những năm 1980 dự kiến ​​sẽ giảm xuống còn 5,4 triệu vào năm 2050.

Croatia

Croatia là một quốc gia châu Âu khác có tỷ lệ dân số già tăng cao đáng kể. Khoảng 20,8% người dân Croatia là từ 65 tuổi trở lên.

Cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng cũng đã thúc đẩy những người trẻ tuổi tìm kiếm cơ hội ở những quốc gia khác ở châu Âu. Xu hướng này càng trở nên mạnh mẽ hơn khi Croatia gia nhập Liên minh châu Âu vào năm 2013 giúp việc đi lại từ các quốc gia trong khối trở nên dễ dàng hơn.

Khoảng 20,8% người dân Croatia là từ 65 tuổi trở lên

Malta

Khoảng 20,8% dân số của Malta, giống như trường hợp của Croatia, là từ 65 tuổi trở lên, và con số này được ước tính sẽ tăng lên 34,68% vào năm 2065. Điều này kết hợp với tỷ lệ sinh thấp và làn sóng di cư của những người trẻ tuổi đến các nước châu Âu giàu có hơn đang tạo ra nguy cơ dân số ngày càng già đi ở đảo quốc này.

Pháp

Cũng như phần còn lại của châu Âu, dân số Pháp tiếp tục già đi với tốc độ nhanh chóng với số người từ 65 tuổi trở lên chiếm khoảng 20,3% tổng dân số.

Với sự gia tăng tuổi thọ trung bình từ khoảng 47 tuổi vào năm 1900 lên khoảng 80 tuổi hiện nay, kết hợp với sự bùng nổ dân số từ năm 1946 đến năm 1974, số người Pháp từ 75 tuổi trở lên dự kiến ​​sẽ tăng gấp đôi vào năm 2070.

Vào năm 2070, dân số Pháp sẽ tăng gấp đôi so với bây giờ

Latvia

Hồ sơ nhân khẩu học của các nước vùng Baltic thường được mô tả là đáng báo động, đặc biệt là ở Latvia.

Không chỉ 1/5 dân số trên 65 tuổi mà tỷ lệ sinh cũng giảm từ 1,6 xuống 1,4 chỉ trong hai năm từ 2008 đến 2010. Cuộc khủng hoảng xã hội sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, trong đó chế độ thai sản dành cho phụ nữ bị sụt giảm đáng kể, là một phần nguyên nhân gây ra tình trạng lão hóa này.

Việc được di chuyển tự do trong khu vực Schengen cũng khiến Latvia có tỷ lệ di cư tăng cao. Những người trẻ tuổi đang rời nước ra đi để mong tìm kiếm điều kiện làm việc tốt hơn ở các quốc gia láng giềng.

Thụy Điển

Cũng như ở một số quốc gia châu Âu khác, cứ năm người Thụy Điển thì có một người trên 65 tuổi và mỗi năm dân số Thụy Điển có thêm 30.000 người về hưu mà không có nguồn nhân lực trẻ lấp vào. Đáng lo hơn, đến năm 2037, ước tính sẽ có chưa tới 60% tổng dân số trong độ tuổi lao động ở Thụy Điển.

Để chống lại tình trạng già hóa dân số, quốc gia Bắc Âu này đã thực hiện các chương trình xã hội thân thiện với gia đình, từ đó góp phần trở thành quốc gia có tỷ lệ sinh cao nhất ở châu Âu (hơn 1,8 trẻ em trên một phụ nữ).

Thụy Điển đang khủng hoảng thừa người già nhưng lại thiếu nguồn lao động trẻ

Hungary

Hungary cũng nằm trong số các quốc gia có dân số già. Với 19,6% dân số từ 65 tuổi trở lên cùng tỷ lệ sinh thấp, chính phủ nước này đang thực hiện các biện pháp khuyến khích sinh đẻ nhằm gia tăng dân số.

Chẳng hạn như, phụ nữ có từ bốn con trở lên sẽ không phải nộp thuế thu nhập, và ông bà tham gia công việc chăm sóc cháu của mình thì đủ điều kiện nhận trợ cấp xã hội.

Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn dân số già
Thông tin từ Tổng cục Thống kê cho biết, cả nước có 11,99 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 12% dân số và dự báo, trong vòng 16-18 năm nữa, Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn dân số già.
Nhiều thách thức cần giải quyết để thích ứng với già hóa dân số
Năm 2011, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số và là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa thuộc hàng nhanh nhất thế giới. Các chuyên gia nhận định, để thích ứng với già hóa dân số ở Việt Nam, thay vì chờ đợi, chúng ta hãy chuyển từ “bị động” sang “chủ động” tìm giải pháp thích ứng tiếp cận với một tuổi già vui vẻ, hạnh phúc để người cao tuổi tiếp tục sống vui, sống khỏe và sống có ích.

Nguồn bài viết : Khuyến Mãi

Top