Xu hướng "làm việc 4 ngày" tại châu Á

2025-01-17 19:21:34
Xu hướng tìm việc mới của người lao động sau đại dịch COVID-19
Ngày hội việc làm miễn phí tại Nhật dành cho người Việt

Theo tờ Nikkei Asia, Nhật Bản là đất nước được biết đến với “văn hóa làm việc quên thời gian” và đi đầu trong xu hướng áp dụng mô hình tuần làm việc 4 ngày. Một số tập đoàn lớn của nước này đã công bố kế hoạch tuần làm việc rút ngắn.

Trong nhiều thập kỷ, Nhật Bản chật vật ứng phó với vấn nạn karoshi - "chết do làm việc quá sức". Ảnh: Nikkei

Cụ thể, trong tháng 4, tập đoàn Hitachi của Nhật Bản thông báo họ sẽ triển khai tuần làm việc 4 ngày đối với 15.000 nhân viên trong năm tài chính này, dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 3/2023. Cũng trong tháng 4, nhà phát triển trò chơi Game Freak tiết lộ công ty này đã áp dụng mô hình đối với một vài nhân viên. Các “ông lớn” khác như Panasonic và NEC cũng cân nhắc các kế hoạch tương tự.

Tại Indonesia, công ty cho vay Alami từ năm ngoái đã triển khai chính sách tuần làm việc 4 ngày đối với người lao động với mục đích cải thiện sức khỏe tinh thần và năng suất làm việc cho nhân viên.

Công ty giáo dục Eduwill của Hàn Quốc cũng đã áp dụng mô hình tương tự vào năm 2019. Sáng kiến của Eduwill đã thúc đẩy bà Sim Sang-jung thuộc Đảng Công lý, người từng là ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 3, đề xuất tuần làm việc 4 ngày là một trong những chính sách ưu tiên của bà.

Hiện tại, Ấn Độ đang chuẩn bị thực hiện bốn 4 thay đổi liên quan đến giờ làm việc và tiền lương trong luật lao động năm nay. Theo các quy định mới, người lao động có thể có tùy chọn làm việc 4 ngày một tuần, mặc dù tổng số giờ làm việc mỗi tuần – là khoảng 48 - sẽ không thay đổi.

Những động thái như trên diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã khiến các công ty và nhân viên suy nghĩ lại về việc thay đổi hình thức làm việc. Các cuộc khảo sát trên toàn khu vực cho thấy làm việc ít ngày hơn trong tuần là một trong những thay đổi chính sách mong muốn nhất của người lao động.

Gần đây, tập đoàn nhân sự khổng lồ của Nhật Bản Persol Holdings đã hỏi khoảng 1.000 nhân viên về những chính sách mà họ muốn được áp dụng. Đông đảo nhất, 23,5% nhân viên cho biết họ ủng hộ mô hình tuần làm việc kéo dài từ 3 đến 4 ngày. Một báo cáo của Milieu Insight vào tháng 2 chỉ ra xu hướng tương tự ở các nơi khác trong khu vực: 78% người được hỏi ở Việt Nam và 69% ở Indonesia bày tỏ mong muốn mạnh mẽ về tuần làm việc ít ngày hơn.

Tuy nhiên, tác động của đại dịch COVID - 19 đến hình thức làm việc chỉ là một phần dẫn đến sự thay đổi thời gian làm việc trong tuần, chủ yếu động lực là xuất phát từ thái độ bất mãn với thời gian làm việc kéo dài của người lao động tại châu Á.

Nhật Bản chật vật ứng phó với vấn nạn karoshi - "chết do làm việc quá sức" trong nhiều thập kỷ. Theo số liệu của chính phủ, hơn 2.800 yêu cầu bồi thường liên quan đến karoshi trong 3 tháng đầu năm 2021, tăng 43% so với 10 năm trước.

Tuy nhiên, không phải chính phủ nào cũng đồng tình với sáng kiến làm ít ngày hơn trong tuần. Bộ Lao động Trung Quốc đã “dội một gáo nước lạnh” lên các nhà lập pháp vào năm ngoái khi họ đề xuất một tuần làm việc 36 tiếng, tương đương 4,5 ngày.

Rút ngắn thời gian làm việc có thể cản trở Trung Quốc trở thành quốc gia phát triển hàng đầu vào năm 2035. Bên cạnh đó, cũng có nhiều thách thức khi các quốc gia áp dụng thay đổi đáng kể trong mô hình làm việc.

Kyoko Kida, người điều hành website tuyển dụng Nhật Bản Doda, cho biết một số công ty áp dụng một tuần làm việc 4 ngày đã chỉ ra một loạt vấn đề như khối lượng công việc giảm xuống đối với một số nhân viên, việc quản lý và tính toán lương phức tạp hơn.

44 lao động tỉnh Quảng Bình đi làm việc thời vụ tại thành phố Yeongju (Hàn Quốc) từ tháng 4/2022
Chăm lo, tạo việc làm cho lao động hồi hương

Nguồn bài viết : roulette

Top