Ấm lòng sự ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam |
Chung tay chia sẻ nỗi đau da cam |
Tại buổi làm việc, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch VAVA cho biết, hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh có vị trí quan trọng trong quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ, góp phần xây dựng lòng tin cũng như thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Đối với Việt Nam, hậu quả chiến tranh và đặc biệt là di chứng của chất da cam/dioxin đối với môi trường và con người còn rất nặng nề. Hiện nay, ở Việt Nam có 4,8 triệu người bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin và 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Chính phủ và nhân dân Việt Nam rất nỗ lực cố gắng chung tay khắc phục hậu quả chiến tranh nhưng đời sống của các gia đình nạn nhân còn nhiều khó khăn.
Ông Tim Rieser làm việc với Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (Ảnh: Thế giới và Việt Nam). |
Thời gian qua, dù trong phạm vi hỗ trợ của chính phủ Hoa Kỳ, nhưng nhiều người bị ảnh hưởng do chất độc da cam vẫn chưa có khả năng tiếp cận các hỗ trợ sẵn có. Những nguồn hỗ trợ từ Mỹ chủ yếu hướng tới nhóm thụ hưởng là những người khuyết tật nói chung mà chưa tập trung cho những nạn nhân chất độc da cam. Các dự án được hỗ trợ bởi các khoản tài trợ này chủ yếu tập trung vào các dịch vụ hoặc hỗ trợ kỹ thuật cho chăm sóc sức khỏe, đào tạo và tư vấn việc làm.
Để việc hỗ trợ trực tiếp đến được từng nạn nhân và gia đình nạn nhân, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh đề nghị cần có một chương trình hỗ trợ dài hạn mang tính chất bao trùm và được thực hiện hiệu quả cho nhiều nạn nhân chất độc da cam, gồm những người bị phơi nhiễm trực tiếp và các thế hệ tiếp theo.
Bên cạnh đó, hỗ trợ của Hoa Kỳ nên mở rộng đối với nhiều tỉnh để đối tượng nạn nhân chất độc da cam được thụ hưởng nhiều hơn và nên ưu tiên hình thức hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình nạn nhân. Hiện tại Cơ quan Phát triển quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) mới hỗ trợ 8 tỉnh trọng điểm.
Chủ tịch VAVA bày tỏ mong muốn ông Tim Rieser sẽ tiếp tục vận động, thúc đẩy chính phủ và quốc hội Hoa Kỳ quan tâm, dành nguồn lực và ngân sách cho các chương trình hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam, cho nạn nhân chất độc da cam.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Tim Rieser khẳng định sẽ tiếp tục vận động, thúc đẩy chính phủ và quốc hội Hoa Kỳ quan tâm, dành nguồn lực và ngân sách cho các chương trình hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh tại Việt Nam.
Ông cũng nhất trí với những đề xuất của Chủ tịch VAVA về việc chú trọng hỗ trợ những nạn nhân bị ảnh hưởng nặng nề bởi chất độc da cam, nâng cao năng lực của các nạn nhân. Ông cho biết, ngoài khắc phục hậu quả sau chiến tranh, xử lý ô nhiễm chất độc hóa học/dioxin khu vực sân bay Đà Nẵng và sân bay Biên Hòa, phía Hoa Kỳ cũng có kế hoạch mở rộng sự hỗ trợ đối với nhiều tỉnh thành khác của Việt Nam trong thời gian tới.
Ông Tim Rieser là một trong những cá nhân góp phần thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ nhân đạo của Mỹ đối với Việt Nam thông qua các chương trình, dự án của Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), đặc biệt là trong lĩnh vực giải quyết hậu quả bom mìn, sau này là vấn đề chất độc da cam/dioxin như nghiên cứu về tác động của chất độc da cam/dioxin, hỗ trợ tẩy độc da cam/dioxin tại sân bay Đà Nẵng. |
11 năm đồng hành cùng nạn nhân chất độc da cam tại Ninh Bình |
COFC (Hoa Kỳ) xúc tiến hỗ trợ Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả chiến tranh và ảnh hưởng của chất độc da cam |