Việc nhiều núi xỉ bị đổ sụp, hồ chứa bị vỡ… trong trận lũ lụt tại Quảng Ninh vừa qua cho thấy, những yêu cầu nghiêm ngặt trong xử thải như tính toán sức chứa, đắp kè, trồng cây… đã không được TKV thực hiện đầy đủ. Ảnh TL
Thế giới thừa nhận những hệ luỵ của việc khai thác than đối với môi trường và thiên tai nhưng dù có nguy cơ thế nào đi nữa thì hiện tại và tương lai vẫn phải khai thác than.
Đó là quan điểm của ông Đỗ Thanh Bái (Hội Hoá học Việt Nam) tại hội thảo ngày 10/8 về quản lý khai thác than và rủi ro môi trường nhìn từ sự cố tại Quảng Ninh.
Câu hỏi được nhiều chuyên gia đề cập đến là sự cố Quảng Ninh vừa qua liệu có thuần tuý do thiên tai và Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) là nạn nhân hay thủ phạm của trận lũ lụt lịch sử đó?
Theo chuyên gia môi trường Đỗ Thanh Bái, hoạt động khai thác mỏ nói chung, than nói riêng do địa hình hết sức đặc biệt nên đã tạo, tác động đầu tiên rất lớn là về mặt địa mạo. Dù khai thác hầm lò hay lộ thiên, bắt buộc phải bốc xúc một lượng đất đá rất nhiều
Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam cho hay, hệ số là 10 – 12, tức là 1 tấn than nguyên khai phải bốc 10 – 12 tấn đất đá, nên việc phá hoại địa mạo và cảnh quan là điều dễ hiểu.
Ảnh TL
Cùng với đó là những tác động tiêu cực đến môi trường, giao thông, ô nhiễm không khí, nguồn nước do xỉ than thải ra.
Đáng chú ý, theo thống kê, trong số 100 sự cố của thế giới 10 năm trở lại đây thì sụt lở do thảm hoạ chiếm 21% dưới tác động trực tiếp của các trận mưa lớn, nguy cơ thảm hoạ còn lớn hơn động đất.
Riêng với sự cố thiên tai tại Quảng Ninh vừa qua, thống kê thiệt hại cho thấy có khá nhiều điểm chúng ta có thể hạn chế hơn.
“Vụ sập, sụt lún gia đình 9 người ở Mông Dương, tôi đã đến và thấy bãi thải này ở trạng thái nguy hiểm nhưng nếu chính quyền địa phương và công ty thấy được ngay từ ban đầu có biện pháp gia cố, đảm bảo đủ cao trình có khả năng hậy qủa thấp hơn. Một số căn nhà được xây dựng ngay trên sườn, nếu chúng ta có quá trình đánh giá rủi ro với con mắt nhìn xa hơn và dám nhìn vào sự thật thì thiệt hại sẽ thấp đi”, ông Bái nói.
Cũng theo chuyên gian này, việc nhiều núi xỉ bị đổ sụp, hồ chứa bị vỡ… trong trận lũ lụt tại Quảng Ninh vừa qua cho thấy, những yêu cầu nghiêm ngặt trong xử thải như tính toán sức chứa, đắp kè, trồng cây… đã không được TKV thực hiện đầy đủ.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng phát biểu: “Tôi nhất trí có lẽ phải xem lại vấn đề quy hoạch. Theo tôi, ta nhìn thấy nguy cơ nhưng chưa thấy bài toán giải. Tại sao vùng núi cao mà nước không thoát được, đó là vấn đề quy hoạch hay công nghệ? Nếu những người làm công tác phát triển sẵn sàng ngồi với những người làm công tác môi trường, nhà khoa học và cộng đồng dân cư sẽ nhận diện được những nguy cơ có thể xảy ra, xác định các kịch bản xảy ra ứng với những sự cố nhỏ, lớn, thảm hoạ để có thể chuẩn bị ứng phó tốt hơn”.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Dũng “giải pháp cho đến giờ là khó khăn vì bùn đất đã lấp đất và khu vực nuôi trồng thuỷ sản và có lẽ lại phải nhờ trời thôi để giải quyết việc này”.
Chuyên gia Đào Trọng Hưng đến từ Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam nhìn nhận, biến đổi khí hậu là nguyên nhân hay hậu quả, dù nó là gì thì chắc chắn là do con người gây ra. Do đó, biến đổi khí hậu là cái cần phải thích ứng.
Đáng tiếc là tại Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo môi trường hầu như chỉ được nói trên sách vở, còn thực tế lại không có.
“Phường Hòa Khánh của thành phố Hạ Long có bãi thải than cao 300m, không có che chắn, tác động nào để giữ, chỉ là cái núi nhân tạo cứ đổ lên mãi, mưa gió trượt xuống là bình thương, chưa kể nó ngấm xuống vào nước máy vào nước ngầm… Vịnh Hạ Long là một cái chảo hứng ¾ chu vi của khu vực khai thác than này”, ông Hưng nói.
Chuyên gia Đào Trọng Tứ - Đại diện Liên minh phát triển bền vững Việt Nam, nói rằng, nước ta phát hiện ra trữ lượng than càng lớn tôi càng lo.
Việt Nam rất giàu về than với trữ lượng khoảng 48 tỷ tấn, hàng năm khai thác 30 – 40 triệu tấn, vẫn còn khả năng khai thác rất lớn và khai thác không thể đừng được vì nhiều mục đích và lợi ích kinh tế trước mắt.
Càng lo ngại hơn khi tỷ trọng điện than đang ngày càng tăng lên, nó đi ngược với xu thế tăng trưởng xanh. Trong tổng sơ đồ 7 thì điện than chiếm trên 56%.
Đối với những kiến nghị về giảm thuế môi trường của TKV sau sự cố vừa qua, hầu hết các chuyên gia đều không đồng thuận.
Bởi, kiến nghị của ngành than là chính đáng, nhưng không phải hỗ trợ TKV mà hỗ trợ người dân là đúng hơn, còn TKV bắt buộc phải giảm lợi nhuận đi, thậm chí lỗ.
“Về cơ bản tôi không đồng ý giảm thuế, phí cho TKV”, ông Tứ nói.
Cũng theo chuyên gia này, hậu quả vừa rồi ngành than vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm. Nhưng nếu làm tốt ngay từ đầu thì hậu quả sẽ nhẹ hơn. Thậm chí, nếu xét vào độ dễ mất an toàn như khai thác than ở Quảng Ninh thì bùn đỏ của khai thác bauxite an toàn hơn.
Nếu Bộ Công Thương và TKV nhìn thẳng vào sự thật xem các phương án hiện nay đã đủ để đối phó tốt hơn ữa thì dân sẽ yên tâm hơn, ông Tứ khuyến cáo.
Theo Vneconomy
Nguồn bài viết : Trang casino quốc tế