Voi châu Á có nguy cơ mất đất sống

2025-01-17 19:21:33
69% động vật hoang dã trên toàn cầu biến mất hoàn toàn
Nạn phá rừng, phương thức khai thác tận diệt thiên nhiên của con người, ô nhiễm và biến đổi khí hậu là những nguyên nhân lớn nhất làm biến mất 70% động vật hoan dã trên toàn cầu.
Quảng Bình: Tiếp nhận hơn 2,7 tỷ đồng do Công viên Động vật hoang dã Wingham tài trợ
UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành quyết định tiếp nhận khoản viện trợ Dự án “Bảo tồn các địa điểm trọng yếu của loài Trĩ sao Việt Nam (Cực kì nguy cấp) do Công viên Động vật hoang dã Wingham tài trợ với tổng giá trị hơn 2,7 tỷ đồng.
Môi trường sống của loài voi đang bị thu hẹp đến mức đáng báo động (Ảnh: CCVT/AFP)

Hãng tin CNN dẫn một nghiên cứu do nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học California, San Diego (Mỹ) công bố mới đây cho thấy, môi trường sống của loài voi “đã biến mất gần 2/3 trên khắp châu Á - hậu quả của tình trạng phá rừng và khai thác quá độ đất đai phục vụ cho phát triển nông nghiệp và cơ sở hạ tầng của con người kéo dài hàng trăm năm qua”.

Theo đó, voi châu Á, được xếp vào danh sách động vật có nguy cơ tuyệt chủng, được tìm thấy ở 13 quốc gia thuộc khu vực châu Á. Thế nhưng môi trường sống của chúng - bao gồm các khu rừng và đồng cỏ - đã bị mất đi hơn 64% (tương đương 3,3 triệu km²) kể từ năm 1700, và chuyển đổi thành đồn điền, khu công nghiệp và đô thị.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, việc mất đi môi trường sống trên quy mô lớn đã làm tăng nguy cơ xung đột giữa voi và con người - một tình huống không nên xảy ra và có thể tránh được nếu có kế hoạch phù hợp.

“Điều đáng lo ngại chính là tình trạng đối đầu một cách gay gắt giữa loài voi và con người sẽ đến lúc bùng nổ”, ông Shermin de Silva, chuyên gia bảo tồn đồng thời là người sáng lập của Trunks and Leaves, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên bảo tồn voi hoang dã ở châu Á cảnh báo.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, môi trường sống của loài voi bị suy giảm nhiều nhất là ở Trung Quốc, nơi 94% diện tích đất sinh sống của loài động vật khổng lồ này đã bị mất đi trong giai đoạn từ ​​năm 1700 đến năm 2015.

Trong khi đó, hơn một nửa môi trường sống thích hợp của voi đã biến mất ở Bangladesh, Thái Lan, và đảo Sumatra của Indonesia. Bhutan, Nepal và Sri Lanka cũng chứng kiến ​​sự suy giảm đáng kể lãnh thổ sinh sống của voi.

“Một trong những thách thức cấp bách nhất hiện nay chính là khả năng cân bằng nhu cầu sinh kế của con người với nhu cầu sinh tồn của động vật hoang dã. Việc khôi phục các hình thức quản lý đất đai truyền thống và môi trường tự nhiên có thể là một phần thiết yếu trong quá trình bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái phục vụ cả con người và động vật hoang dã trong tương lai”, giáo sư Shermin de Silva nêu quan điểm trên tạp chí The Conversation.

91 loài mới được phát hiện tại Việt Nam, trong đó có 85 loài đặc hữu
Báo cáo của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) thấy, trong năm 2020, có tới 91 loài mới đã được phát hiện tại Việt Nam, trong đó có 85 loài đặc hữu.
"Sở thú đông lạnh" - Hy vọng cho những động vật quý hiếm sắp tuyệt chủng
Frozen Zoo (Sở thú Đông lạnh) là ngân hàng đông lạnh động vật thuộc hàng lớn nhất thế giới, chứa gien của hơn 10.500 cá thể động vật thuộc 1.220 loài.

Nguồn bài viết : V8 Game Bài 3d

Top