Giao đồ ăn đã trở thành dịch vụ khá ăn khách nhờ thương mại điện tử. Ảnh minh họa Internet. |
Theo báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm 2019, thị trường thương mại điện tử Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh và ổn định. Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam ước tính tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử năm 2018 so với năm 2017 đạt mức tăng trưởng trên 30%. Thị trường này bao gồm bán lẻ trực tuyến, du lịch trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, giải trí trực tuyến và mua bán trực tuyến các dịch vụ và sản phẩm số hóa khác. Nếu tốc độ của năm 2019 và 2020 tiếp tục ở mức 30% thì tới năm 2020 quy mô thị trường đã lên tới 13 tỷ USD.
Dịch vụ bưu chính chuyển phát gắn chặt với dịch vụ giao hàng chặng cuối của quy trình cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, đặc biệt là khâu hoàn tất đơn hàng có mối quan hệ khăng khít với bán lẻ trực tuyến. Cùng với tốc độ tăng trưởng cao của thương mại điện tử, năm 2018 đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ logistics, chuyển phát chặng cuối và hoàn tất đơn hàng. Ba yếu tố nổi bật của lĩnh vực này là đầu tư gia tăng mạnh mẽ, ứng dụng công nghệ thông tin và cạnh tranh khốc liệt.
Theo khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM), trên phạm vi cả nước Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển phát được 61% các đơn vị bán hàng trực tuyến thuê, tiếp đến là Bưu chính Viettel (Viettel Post) với tỷ lệ 25%, EMS là 5%, Giao hàng nhanh và Giao hàng tiết kiệm là 1%. Các đơn vị chuyển phát khác chỉ chiếm 13% còn lại. Theo số liệu thống kê này, VietnamPost đóng vai trò quan trọng trong hoạt động bán lẻ trực tuyến trên phạm vi cả nước.
Tuy nhiên ở hai trung tâm của thương mại điện tử là Hà Nội và TP.HCM thì thứ hạng lại thay đổi đáng kể, VietnamPost và ViettelPost vẫn là hai doanh nghiệp chuyển phát được các đơn vị bán hàng trực tuyến thuê nhiều nhất, nhưng tỷ lệ đã giảm khá nhiều. Ngoài ra, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chuyển phát rất cao, đặc biệt là ở TP.HCM. Cụ thể, tại Hà Nội số đơn vị thuê VietnamPost là 20%, ViettelPost là 52%, EMS là 4%, Giao hàng nhanh là 10%, Giao hàng tiết kiệm là 9%, các doanh nghiệp chuyển phát khác là 20%. Tại TP.HCM các tỷ lệ này tương ứng là 15%, 28%, 10%, 5%, 7% và 43%.
Kết quả khảo sát sâu của VECOM với 14 doanh nghiệp chuyển phát có mức độ gắn bó khác nhau với thương mại điện tử cho thấy “đồ ăn nhanh” đã lọt vào nhóm 10 sản phẩm hàng đầu những người bán hàng thuê ngoài dịch vụ chuyển phát. Kết quả này phù hợp với sự nổi lên của nhiều doanh nghiệp đã đầu tư và cung cấp dịch vụ giao đồ ăn nhanh với các thương hiệu Now.vn, Grabfood, Go Viet, Loship, Vietnammm. Trong năm 2018, một số thương hiệu giao đồ ăn trực tuyến dù mới ra thị trường nhưng đã nhanh chóng rút lui như Foodpanda, chonmon.vn, Lala.
Năm 2018, tốc độ tăng trưởng bình quân của các doanh nghiệp chuyển phát là 70% so với năm 2017, doanh nghiệp thấp nhất đạt mức 30%, còn có 3 doanh nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng trên 100%.
Về kho, các doanh nghiệp tham gia khảo sát đều có kho chứa hàng, nhưng năng lực kho chưa đáp ứng được nhu cầu và phần lớn vẫn phải thuê kho ngoài.
Cũng theo khảo sát của VECOM, công nghệ vận hành kho chưa tiên tiến, mới có 36% doanh nghiệp có hệ thống quản lý kho kết nối trực tuyến tới các khách hàng. Do công nghệ quản lý kho còn lạc hậu nên chi phí lưu kho và quản lý kho khá cao, ở nhiều doanh nghiệp chi phí này chiếm 20% tổng doanh thu.
Đặc biệt có tới 70% người mua hàng trực tuyến sử dụng hình thức thanh toán khi nhận hàng (COD). Các doanh nghiệp chuyển phát cũng gặp một khó khăn lớn khi tỷ lệ người mua hàng trực tuyến hoàn trả hàng khá cao, ước tính trung bình giá trị sản phẩm hoàn trả so với tổng giá trị đơn hàng lên tới 13%, có doanh nghiệp phải chịu tỷ lệ này tới mức 26%.
Điểm đáng chú ý nhất là các doanh nghiệp giao hàng dựa vào nền tảng công nghệ chia sẻ ngày càng tham gia sâu vào thị trường thương mại điện tử như Grab, GoViet, Ahamove, Delivery Now… cchuyển phát thương mại điện tử ở hai thành phố Hà Nội và TP.HCM rất cao. Với nền tảng công nghệ chia sẻ nên các doanh nghiệp này có khả năng cung cấp dịch vụ giao hàng với tốc độ rất nhanh, khiến cho sự cạnh tranh ở phân khúc doanh nghiệp chuyển phát đã cung cấp dịch vụ dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT như Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, Ninja-Van cũng bị cạnh tranh rất lớn bởi các hãng dùng công nghệ chia sẻ ở các thành phố lớn.
Đây chính là điều khiến các đơn vị bưu chính truyền thống phải nhanh chóng đẩy mạnh ứng dụng CNTT để tối ưu hóa bài toán vận chuyển, bài toán thanh toán và tăng tốc độ linh hoạt trong cung cấp dịch vụ, nếu không sẽ khó giữ được thị phần ở phân khúc giao hàng thương mại điện tử.
Nguồn bài viết : LÔ ĐỀ