IMO tập huấn nâng cao năng lực phòng chống mua bán người cho cán bộ Việt Nam Tổ chức Di cư Quốc tế (IMO) vừa tổ chức cuộc Họp khởi động dự án “Tập huấn Nâng cao Năng lực Phòng chống Mua bán người cho cán bộ tuyến đầu tại Việt Nam”. |
World Vision Việt Nam nỗ lực giúp nạn nhân mua bán người hồi phục và tái hoà nhập cộng đồng Vừa qua, World Vision (Tầm nhìn Thế giới) Việt Nam đã phối hợp cùng Chi cục Phòng chống Tệ nạn Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hai tỉnh Quảng Ninh và Nghệ An tổ chức "Tập huấn xây dựng, lập kế hoạch triển khai hoạt động sinh kế". Chương trình này nằm trong khuôn khổ Dự án "Đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại". |
Tham dự hội thảo có: Đại tá Tô Cao Lanh, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự; ông Mark Holton, Trưởng Phòng di cư, Đại sứ quán Vương quốc Anh; các giảng viên cao cấp Bộ Nội vụ Vương quốc Anh; giảng viên Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an.
Thực hiện Tuyên bố chung năm 2015 giữa Chính phủ Việt Nam và Vương quốc Anh, ngày 21/11/2018 tại London, Vương quốc Anh, thừa ủy quyền của Chính phủ hai nước, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Vương quốc Anh đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác phòng, chống mua bán người.
Trong khuôn khổ nội dung Bản ghi nhớ giữa Việt Nam và Vương quốc Anh về hợp tác phòng, chống mua bán người, Cục Cảnh sát hình sự phối hợp với Đại sứ quán Anh tại Hà Nội và Học viện CSND đã tổ chức được 20 khóa tập huấn cho các đồng chí là lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ trực tiếp làm công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án mua bán người thuộc các ngành: Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án và Biên phòng của gần 40 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Phát biểu khai mạc, Đại tá Tô Cao Lanh nhấn mạnh: "Hội thảo được tổ chức nhằm trao đổi, chia sẻ, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc sau khi tham gia các khóa tập huấn. Thông qua đó, Cục Cảnh sát hình sự có cơ sở để đánh giá hiệu quả của công tác tổ chức tập huấn, việc vận dụng kiến thức đã tập huấn vào trong công tác thực tiễn tại địa phương".
Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm. |
Hội thảo lấy ý kiến các đại biểu tham gia đóng góp vào nội dung bộ tài liệu được sử dụng tại các khóa tập huấn. Bộ tài liệu do các giảng viên Khoa Cảnh sát hình sự, Học viện Cảnh sát nhân dân phối hợp với các chuyên gia người Anh có kinh nghiệm trong công tác phòng, chống mua bán người tham gia biên soạn, có sự tham gia góp ý của các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ và cũng đã được lãnh đạo Bộ Công an phê duyệt.
Hằng năm Việt Nam và Anh duy trì, triển khai hoạt động trao đổi đoàn các cấp nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm công tác, thông tin nghiệp vụ trên các lĩnh vực về phòng, chống mua bán người, như: trao đổi thông tin, điều tra các vụ án, đường dây, băng nhóm tội phạm, truy bắt, bàn giao đối tượng và giải cứu, bảo vệ, hồi hương nạn nhân bị mua bán; tăng cường hợp tác trong đấu tranh chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm tài chính, ngân hàng, rửa tiền và phòng, chống di cư bất hợp pháp.
Những năm gần đây, nổi lên là tình trạng mua bán người thông qua đưa người di cư trái phép từ châu Á, châu Phi, Trung Đông sang các nước châu Âu. Theo số liệu của Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm Liên Hợp quốc, trên thế giới có khoảng 244 triệu người di cư và vẫn tiếp tục tăng lên do tác động của các hoạt động khủng bố, xung đột và bạo lực ở nhiều quốc gia. Năm 2020, mặc dù nhiều nước thực hiện giãn cách xã hội do đại dịch COVID-19, hoạt động tội phạm mua bán người có chiều hướng giảm, nhưng vì siêu lợi nhuận, các đối tượng mua bán người thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn để đối phó lực lượng thực thi pháp luật và hình thành nhiều đường dây, băng nhóm xuyên quốc gia với quy mô, tính chất ngày càng phức tạp. Tại Việt Nam, theo thống kê năm 2019 và sáu tháng đầu năm 2020, lực lượng Công an, Biên phòng cả nước đã điều tra, khám phá 236 vụ, bắt 308 đối tượng phạm tội mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi. Viện Kiểm sát nhân dân các cấp truy tố 118 vụ, với 203 bị can. Tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết, xét xử 145 vụ, với 255 bị cáo phạm các tội về mua bán người. |
Đẩy mạnh truyền thông về phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030. |
Đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ nạn nhân mua bán người Việc tiếp nhận thông tin nạn nhân buôn bán người của đường dây nóng từ số điện thoại 18001567 chuyển sang số điện thoại 111 thống nhất trên cả nước. |
Thanh Hóa: đánh sập đường dây mua bán người qua mạng xã hội Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá thành công đường dây gồm 03 đối tượng mua bán người trái phép xuyên quốc gia và liên tỉnh thông qua mạng xã hội. |
Nguồn bài viết : poker