Đại biểu Quốc hội đặt ra vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng Nhận định trẻ em rất thông minh, yêu thích công nghệ và thích khám phá những điều mới mẻ từ công nghệ song lại quá non nớt trước thủ đoạn của những kẻ xấu trên mạng nên thậm chí ngồi ở trong nhà với cha mẹ và người thân thì trẻ vẫn có nguy cơ bị xâm hại, rất nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội đặt ra vấn đề cần bảo vệ các em khỏi vấn nạn này. |
Không gian mạng và nhân quyền trên không gian mạng được hiểu như thế nào? Sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ, liên tục của các dịch vụ mạng đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp vừa mang tính quốc gia, vừa mang tính toàn cầu. Đặc biệt vấn đề bảo vệ con người trên không gian mạng đang được hầu hết các tổ chức, quốc gia quan tâm. Vậy không gian mạng là gì và nhân quyền trên không gian mạng được hiểu như thế nào? |
Mạng Internet là một thế giới mở, nơi bất cứ ai cũng có thể bị ảnh hưởng, trong đó có trẻ em - đối tượng chưa làm chủ được hành vi, cần được quan tâm bảo vệ.
Các bố mẹ có thể ước tính được con mình dành bao nhiêu tiếng mỗi ngày cho Internet. Nếu nhận thấy sự thay đổi đáng kể về thời lượng bé dùng thiết bị điện tử, kể cả tăng hay giảm, bố mẹ nên kiểm tra xem con có bị bắt nạt trên mạng hay không.
Theo Tiến sĩ Tenille Richardson-Quamina, chuyên gia nghiên cứu về bắt nạt trên mạng ở Fort Lauderdale, Florida, việc trẻ đột ngột sử dụng thiết bị điện tử nhiều hơn bình thuờng có thể do muốn theo dõi kẻ bắt nạt viết gì về con và những bạn khác nhận xét thế nào. Ngược lại, nếu trẻ ngừng động tới thiết bị điện tử, khả năng cao là con đang cố lảng tránh hành vi bắt nạt.
Nếu trẻ có vẻ ủ rũ sau khi lên mạng, đó có thể là một dấu hiệu xấu. Thường xuyên thay đổi tâm trạng không phải điều lạ, nhất là đối với trẻ tuổi teen. Tuy nhiên, ủ rũ sau khi sử dụng thiết bị điện tử có thể là dấu hiệu trẻ đang trải qua điều gì tồi tệ.
Ảnh minh hoạ |
Theo bà Richardson-Quamina, ngoài những biểu hiện như giận dữ, buồn bã và thất vọng, bố mẹ cũng nên xem con có tỏ ra "vui vẻ một cách gượng ép" hay không bởi điều này cho thấy trẻ đang cố gắng che giấu điều gì đó. Trẻ bị bắt nạt trên mạng cũng dễ bị căng thẳng, lo hãi, hay giật mình.
Một dấu hiệu đáng ngại khác là khi trẻ bí mật hơn về việc sử dụng thiết bị điện tử. Để giấu việc mình bị bắt nạt trên mạng, trẻ có thể ra ngoài để dùng điện thoại, tắt các trang web ngay lúc thấy bố mẹ đi tới hoặc từ chối nói chuyện khi được hỏi làm gì trên máy tính.
Đôi khi, trẻ muốn chia sẻ với bố mẹ về vấn đề bị bắt nạt nhưng không biết cách diễn tả chính xác. Thay vào đó, chúng nói về cách mình xử lý rắc rối, những câu nói xấu hay trò trêu ghẹo.
"Trẻ có thể không sử dụng những thuật ngữ của người lớn nên bố mẹ cũng cần biết dùng ngôn ngữ của con khi nói về bắt nạt trên mạng", Richardson-Quamina khuyên.
Bị bắt nạt, dù trên mạng hay ngoài đời, cũng dẫn đến các vấn đề về thể chất và tinh thần. Theo Bailey Huston, điều phối viên tại Trung tâm Phòng chống Bắt nạt Quốc gia Mỹ, trẻ là nạn nhân của bắt nạt thường bị rối loạn giấc ngủ, tự ti, hay sợ hãi và lo âu, thu mình. Triệu chứng đau bụng, đau đầu cũng rất phổ biến.
Katie Hurley, nhân viên xã hội, tác giả cuốn sách No More Mean Girls cho biết Bố mẹ cũng có thể nhận thấy trẻ thay đổi về thói quen ăn uống, tránh giao tiếp xã hội, hay cáu gắt…
Tập huấn kỹ năng bảo vệ an toàn cho trẻ em trên không gian mạng Vì mục tiêu an toàn, bảo vệ trẻ em, Cục An toàn thông tin (ATTT) - Bộ TT&TT, trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Tổ chức phi chính phủ hoạt động trên không gian mạng (CyberKid) Việt Nam vừa phối hợp tổ chức Hội nghị đào tạo tập huấn kỹ năng bảo vệ an toàn cho trẻ em trên không gian mạng. |
Hà Nội ngăn ngừa bạo lực trên mạng cho phụ nữ và trẻ em Liên hiệp phụ nữ huyện Thường Tín và Chương Mỹ (Hà Nội) vừa mới tổ chức những hội nghị chuyên đề, các khoá đào tạo cho chị em phụ nữ trong địa bàn huyện về cách tiếp cận kinh doanh 4.0 cũng như việc đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em trên không gian mạng. |
Nguồn bài viết : SW Xổ Số