Ngày xuân nói chuyện phỗng

2024-12-21 13:23:59
Thời tiết ngày 9/2: Bắc Bộ chuyển rét, mưa lớn nhiều nơi
Căn cứ “Không lực Một” bị đột nhập ngay trước ngày ông Biden bay chuyến đầu tiên

Trong giới cổ ngoạn, lượng người chơi Phỗng không nhiều, bởi dòng hiện vật này khá hiếm, săn tìm được một ông Phỗng đã là quý, có duyên với dáng hình cùng chi tiết hiếm gặp trên đó lại càng trân quý hơn.

Hình tượng ông Phỗng nói chung có phận bề tôi, làm kẻ hầu hạ ở nơi thờ tự như đình miếu hoặc trong các tư dinh cao sang, quyền quý.

Phỗng với dáng quỳ trong tư thế hầu hạ của phận bề tôi.

Tôi là ông Phỗng

Ông Phỗng đề cập ở đây chừng 20cm, có đóng chữ Phỗng nổi ở tay trước và vai sau. Ông Phỗng được tác tạo từ gốm, thuộc dòng men lục có niên đại thời Lê Trung Hưng (1533-1789). Từ thời Lý, dòng men này là dị biệt trong bản đồ men thuốc gốm cổ Đại Việt. Bẵng đi trường đoạn phát triển của gốm hoa nâu, gốm hoa lam, gốm men lam xám… đến thời Lê Trung Hưng, gốm men lục hồi sinh. Hiện vật ông Phỗng ở đây là một ví dụ về dòng men lục của thời kỳ này.

Mô hình tượng phỗng đều có nét biểu cảm khác lạ.

Lục Lê khác hẳn với lục Lý ở độ trong, tươi, men trông ướt và dịu hơn, cảm giác thô ráp không còn, nước men sâu, bóng. Nhìn trên dáng Phỗng, men lục được chấm phá rất duyên, từ mái tóc chảy tràn như vô tình qua sống lưng, kéo đến phần hông. Mặt trước của Phỗng, men lục được điểm nhẹ một lớp mỏng ở phần tay chắp, nối lại bằng chữ Phỗng đắp nổi rõ nét.

Các ông Phỗng gốm từ thời Lý đến cận thời Nguyễn có dáng hình đủ kiểu, đủ kích cỡ, sắc men cũng đa dạng, duy chữ Phỗng rõ trên hiện vật lại không nhiều.

Ông Phỗng ở đây không chỉ độc đáo bởi dáng, men, chữ Phỗng, mà thần sắc cũng đặc biệt. Hiện vật tuy bị thời gian bào mòn nhưng chỉ vài đường nét ánh mắt, khóe môi, đủ thấy Phỗng rất nghiêm cẩn, thuần phục trước minh chủ.

Phỗng chốn cao sang

Ông Phỗng vốn là kẻ hầu hạ chốn thờ tự, thường trong dáng khom người, chân quỳ, tay trước ngực đang chầu, hay dâng hoa, đèn, nến… Trong số tượng Phỗng cổ còn lưu lại ở các chùa, đình, đền ngoài điểm dễ nhận là cái bụng phệ, trang phục Phỗng cũng rất kiệm, thậm chí là tối giản, thường chỉ có dải yếm là nổi bật.

Phỗng gốm men lục thời Lê Trung Hưng với chữ Phỗng nổi trên tay chắp trước ngực.

Thế nhưng trong bộ sưu tập ông Phỗng của nhà sưu tập Trần Nguyên Huy (Hà Nội) lại có hình tượng ông Phỗng chất liệu gốm trắng ngà, niên đại ước tính thời Trần (1225-1400) hoặc Lê sơ (1428-1527) lại mặc Vân Kiên (áo choàng vai mây) trang hoàng tinh tế, rất hiếm gặp trên hiện vật Phỗng cùng niên đại.

Dựa trên các tư liệu về áo choàng vai mây trong trang phục người Việt xưa, có thể thấy Vân Kiên xuất hiện chủ yếu ở 2 mảng chính: trong tranh thờ và trong trang phục các bậc quyền quý.

Vân Kiên du nhập vào đất Việt theo Đạo giáo, nhìn chung có nhiều nét tương đồng với Vân Kiên các nước. Riêng hình tượng Phỗng mặc Vân Kiên nói trên có sự khác biệt với chi tiết trang trí thuần Việt, là hình tượng Nghê thể hiện đăng đối trên vai áo. Kẻ hầu mà diện Vân Kiên chắc hẳn phải ở chốn quyền quý. Thần thái của ông Phỗng này với gương mặt, các chi tiết tỉa tót của râu, tóc, lông mày, ria mép, xoắn ốc búi tóc, cùng trang phục Vân Kiên nổi bật, xứng là một “báu vật” từ người xưa.

Phỗng và hội nhập

Phỗng là hình ảnh gắn liền với tín ngưỡng dân gian người Việt từ thời cổ. Trong muôn vàn hình tượng cổ còn lưu lại thì ông Phỗng đeo thập tự giá của nhà sưu tập Vũ Sỹ Lợi (Hải Dương) là một cái đặc biệt, cho thấy sự hòa nhập thú vị của Ki-tô giáo vào tín ngưỡng dân gian.

Phỗng mặc áo vai mây trang trí hình Nghê - linh vật thuần Việt.
Vẻ đẹp trong chi tiết trang trí trên ông Phỗng mặc áo vai mây.

Ông Phỗng này được xác định có ở thời Lê Trung Hưng (1533-1789), giai đoạn các nhà truyền giáo phương Tây đến Việt Nam. Giai đoạn ông Phỗng này ra đời gặp nhiều cản trở, rất nhiều lệnh cấm do các vua - chúa ban hành nhằm loại trừ tín ngưỡng ngoại lai, như thời chúa Trịnh Tráng (1627-1658).

Ở một góc độ khác, việc hình tượng dân gian quen thuộc với người bản địa như ông Phỗng đeo cây thập tự hẳn gợi ra nhiều điều. Vốn ở nơi thờ tự là đình, chùa, nay mang cây thánh giá nghĩa là Phỗng có thể đã tiếp nhận một tôn giáo mới để thờ phượng, kính tin.

Một lý giải khác cho hình tượng ông Phỗng với cây thập tự là lúc đương thời, thợ chế tác gốm được gieo niềm tin Ki-tô nên biểu hiện niềm tin của mình vào sản phẩm thường ngày làm cho đình, chùa. Việc tác tạo một ông Phỗng đeo thập tự cho thấy sự lan tỏa thú vị của Công giáo vào đời sống tín ngưỡng dân gian.

Chỉ một hiện vật của người xưa, hữu hình - vô ngôn, lại diễn tả thật nhiều điều để hậu thế thỏa chí khám phá, trân trọng những giá trị của tiền nhân.

Thời tiết ngày 9/2: Bắc Bộ chuyển rét, mưa lớn nhiều nơi
Thời tiết ngày 9/2: Bắc Bộ chuyển rét với nền nhiệt dao động từ 11-18 độ C. Trung Bộ tiếp tục có mưa nhiều nơi.
Căn cứ “Không lực Một” bị đột nhập ngay trước ngày ông Biden bay chuyến đầu tiên
Lãnh đạo Không quân Mỹ đã yêu cầu điều tra vụ việc xảy ra ngày 4/2 này, đồng thời kiểm tra lại giao thức an ninh của các căn cứ quân sự thuộc lực lượng này trên toàn thế giới.
Hải Phòng nới lỏng quy định người ra vào thành phố ngay sát Tết
Để phù hợp với tình hình thực tế, Hải Phòng đã bỏ quy định yêu cầu người ra vào thành phố phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương.

Nguồn bài viết : Bảng xếp hạng

Top