18 vị vua Hùng là những vị vua nào?

2025-01-17 19:21:30
Đi tảo mộ ngày Tết Thanh minh cần chuẩn bị những gì? Văn khấn cúng Tết Thanh minh 2019 chính xác và đầy đủ nhất Tết Thanh minh 2019: 10 điều kiêng kị đặc biệt nên tránh
Ngày 10/3 là ngày giỗ của vị vua Hùng nào?

18 vị vua Hùng là những ai?

Ngày Giỗ tổ Hùng Vương hay còn gọi là Lễ hội Đền Hùng là ngày lễ truyền thống của người Việt nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng. Năm 2007, Quốc hội chọn ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm làm ngày giỗ tổ Hùng Vương. Vào ngày này các nghi lễ truyền thống được tổ chức trang trọng tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra, người dân ở các tỉnh thành khác trên cả nước cũng có những hoạt động kỷ niệm, tri ân công lao vua Hùng.

Trong truyền thuyết, nước Việt Nam có tới 18 đời vua Hùng, vậy ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày giỗ của vị vua Hùng nào?

Trong cuốn sách "Hỏi gì đáp nấy" (tập 19, NXB Trẻ, 2010, trang 41), Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng viết: "Thật ra thì 18 đời Vua chỉ là con số biểu trưng, có nghĩa là nhiều đời Vua, truyền nối lâu dài. Không ai biết được 18 Vua Hùng có tên là gì đâu, đừng cất công tìm vô ích".

Trong khi đó, ở cuốn sách "Thế thứ các triều vua Việt Nam" của nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần, 18 vị vua Hùng được liệt kê đầy đủ và rõ ràng. Tuy nhiên, ngay sau danh sách, tác giả cũng đưa ra nhận xét thuộc một trong hai quan điểm đang được các nhà sử học tạm chấp nhận: 18 vị vua Hùng không phải là 18 người cụ thể, mà là 18 chi (nhánh/ngành), mỗi chi này có nhiều vị vua thay phiên nhau trị vì và dùng chung vương hiệu.

Tên của 18 vị vua Hùng được liệt kê trong "Thế thứ các triều vua Việt Nam" như sau:

1. Kinh Dương Vương

2. Hùng Hiền Vương, còn được gọi là Lạc Long Quân. Huý là Sùng Lãm

3. Hùng Lân Vương

4. Hùng Diệp Vương

5. Hùng Hi Vương

6. Hùng Huy Vương

7. Hùng Chiêu Vương

8. Hùng Vĩ Vương

9. Hùng Định Vương

10. Hùng Hi Vương (nhưng chữ "hi" trong tên gọi này và tên gọi ở trên khác nhau về tự dạng và ý nghĩa)

11. Hùng Trinh Vương

12. Hùng Vũ Vương

13. Hùng Việt Vương

14. Hùng Anh Vương

15. Hùng Triêu Vương

16. Hùng Tạo Vương

17. Hùng Nghị Vương

18. Hùng Duệ Vương

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương (2879 TCN) cho đến hết thời Hùng Vương (năm 258 TCN), thì nhà nước Văn Lang kéo dài 2.622 năm. Như vậy, thời gian trị vì kéo dài hơn 2000 năm mà chỉ có 18 đời vua thì quá vô lý, vì các vua Hùng không thể sống lâu được như vậy.

Theo bản Ngọc phả Hùng Vương được soạn năm 980 dưới triều vua Lê Đại Hành, không phải 18 đời Vua Hùng mà là 18 nhành/ngành với tổng cộng 180 đời vua. Tân đính Lĩnh Nam chích quái thời Hậu Lê cũng viết là 18 ngành vua Hùng, không phải 18 vị vua.

Từ đó đến nay, các nhà sử học vẫn nghiêng về kết luận, con số 18 không phải là 18 đời vua Hùng, mà là 18 chi (nhánh/ngành). Mỗi ngành gồm nhiều đời vua mang chung vương hiệu, khi hết một ngành mới đặt vương hiệu mới.

XEM THÊM

Xa Hà Nội nhớ trà đá vỉa hè…

Phàm đã từng sống ở đất Thủ đô, dù lâu dù chóng thì khi đi xa không thể không mang trong mình vài nỗi nhớ...

Văn hóa công cộng của người Việt: Cấm thì mặc kệ... biển cấm

Các tấm biển báo cấm dường như vô dụng với không ít người dân phố thị, điều này cũng thể hiện phông văn hóa kém ...

Đám giỗ: Đừng nên biến phong tục thành hủ tục

Giỗ là một phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt nhằm tưởng nhớ đến những người đã khuất, thể hiện đạo hiếu với tổ tiên, là ...

Nguồn bài viết : Bắt sòng bài

Top