Thưởng thức ẩm thực, giao lưu văn hóa, du lịch tại Lễ hội Việt - Nhật lần thứ 8 |
Khán giả Hà Nội thưởng thức hài kịch 650 năm tuổi của Nhật Bản |
Tham gia một workshop của Trung tâm vào tháng 3/2023, chúng tôi được anh Đặng Ngọc Khoa, trưởng CLB Kendama Vietnam, người chơi Kendama được khoảng 10 năm và đạt trình độ 3-dan (top cao) (tại thời điểm cuối năm 2022) cho biết: Kendama là một trò chơi truyền thống của Nhật Bản, nó hoàn toàn bằng gỗ. Cấu tạo gồm có 2 phần chính: Ken (kiếm) và Tama (quả bóng/viên ngọc), được kết nối với nhau bởi một sợi dây. Trên Ken có những cái cốc: Cốc to, cốc nhỏ, cốc đáy và mũi nhọn. Về cơ bản, cách chơi Kendama là sẽ tung hứng lên và đỡ quả bóng Tama vào các vị trí ở trên thân Ken. Hoặc có thể cầm quả bóng để đỡ Ken ngược lại trên các vị trí khác. Trò chơi Kendama phù hợp với tất cả mọi người. Chơi Kendama còn giúp tăng cường khả năng phối hợp tay-mắt.
Anh Đặng Ngọc Khoa hướng dẫn các học viên cách nhún chân để đỡ bóng (Ảnh: JPF Hà Nội). |
Từ đam mê chơi Kendama, anh Đặng Ngọc Khoa lập nên CLB Kendama Vietnam vào tháng 9/2012 với mục đích đem niềm vui thích Kendama đến khắp vùng miền Việt Nam và kết nối phong trào Kendama Việt Nam với thế giới. CLB Kendama Vietnam hiện đang được hỗ trợ từ Hiệp hội Kendama Nhật Bản (JKA) về các mặt kỹ thuật, chứng chỉ, tham gia thi đấu quốc tế.
Bên cạnh Kendama, Trung tâm Giao lưu văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam từng tổ chức nhiều workshop thực hành để người tham gia có thể trải nghiệm trực tiếp như: Nghệ thuật cắm hoa Ikebana, nghệ thuật trà đạo, cờ vây igo… Tại đây, người tham gia sẽ được giới thiệu, giải thích về những nét văn hóa của Nhật Bản, từ nghệ năng truyền thống cho đến văn hóa đại chúng, với khách mời là các chuyên gia, câu lạc bộ của Việt Nam.
Để tham gia những buổi workshop này, người tham gia cần theo dõi và đăng ký thông qua trang fanpage facebook “The Japan Foundation Center for Cultural Exchange in Vietnam” hoặc trang web: hn.jpf.go.jp. Những buổi workshop thường giới hạn số lượng để đảm bảo không gian cũng như dụng cụ cần thiết để thực hành.
Nếu Kendama, cờ vây igo thường thu hút các bạn nam tham gia thì phái nữ lại mê búp bê Nhật Bản. Để đáp ứng nhu cầu này, Trung tâm Giao lưu văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam đã giới thiệu toàn diện về văn hóa búp bê Nhật Bản qua hai triển lãm: “Ningyõ: Nghệ thuật và vẻ đẹp của Búp bê Nhật Bản” và “Kokeshi - Búp bê gỗ Nhật Bản”.
Các bạn trẻ đang chăm chú quan sát búp bê Nhật Bản (Ảnh: JPF Hà Nội). |
Trong đó, triển lãm “Ningyõ: Nghệ thuật và vẻ đẹp của búp bê Nhật Bản” giới thiệu văn hóa búp bê xứ Phù Tang thông qua 67 búp bê được tuyển chọn kỹ lưỡng tại nhiều tỉnh thành Việt Nam như Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh. Triển lãm “Kokeshi - Búp bê gỗ Nhật Bản” trưng bày 37 mẫu búp bê Kokeshi truyền thống lẫn hiện đại. Đây là loại búp bê thủ công thường dùng làm đồ chơi trẻ em, xuất hiện vào cuối thời Edo (hay còn gọi là thời kỳ Tokugawa, đây một giai đoạn trong lịch sử Nhật Bản, kéo dài từ năm 1603 đến 1868). Đồng thời, triển lãm cũng trình chiếu video giới thiệu cách chế tác búp bê Kokeshi dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân Abo Muchihide với các vật liệu dụng cụ đặc biệt.
Các buổi triển lãm do Trung tâm tổ chức sẽ được mở cửa tự do cho công chúng.
Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam được thành lập tại Hà Nội vào tháng 3/2008 với tư cách là một văn phòng đại diện tại nước ngoài của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản. Trung tâm hợp tác, liên kết với nhiều cơ quan chính phủ Việt Nam, các tổ chức văn hóa nghệ thuật và các tổ chức giáo dục nhằm thúc đẩy các hoạt động trên ba lĩnh vực chính: Trao đổi văn hóa nghệ thuật, Giáo dục tiếng Nhật, Nghiên cứu Nhật Bản và giao lưu trí tuệ. Sứ mệnh của Trung tâm là tạo ra sự kết nối giữa Nhật Bản, Việt Nam và thế giới thông qua “văn hóa”, “ngôn ngữ” và “đối thoại”. Hiện nay, số lượng người Việt quan tâm đến các lĩnh vực khác nhau, từ văn hóa đại chúng như truyện tranh, phim hoạt hình, thời trang đến nghệ thuật, văn học Nhật Bản ngày càng tăng, đặc biệt là thế hệ trẻ. |
Nhật Bản áp dụng công nghệ Hologram trong mẫu tiền mới nhằm ngăn chặn nạn làm tiền giả |
Đà Nẵng sắp khánh thành cầu hữu nghị với Nhật Bản |
Nguồn bài viết : Loto miền Nam