Bloomberg: YouTube phớt lờ cảnh báo về video độc hại nhiều năm qua

2025-01-17 19:23:14

Ban lãnh đạo YouTube được cho là đã phớt lờ trước những ý kiến của nhân viên trong việc giải quyết và gỡ bỏ những nội dung xấu độc. Mục đích của họ là nhằm tăng tính tương tác và tìm kiếm lợi nhuận từ các video này.

Mới đây, Bloomberg dẫn lời của hơn 20 cựu nhân viên và cả những người đang làm việc tại YouTube, cho rằng họ đã nhiều lần phản ánh và đề xuất về việc hạn chế sự lan truyền đối với các nội dung gây rối, cực đoan, truyền bá thuyết âm mưu,... nhưng ban lãnh đạo được cho là quan tâm nhiều hơn đến khả năng lan truyền và tương tác mà những video này mang lại.

Ban lãnh đạo biết, nhưng “làm ngơ”

Một kỹ sư đang làm việc tại YouTube mới đây cho biết rất đông nhân viên từng hội ý và đưa ra đề xuất rằng họ (YouTube) nên loại bỏ các video “gần chạm ngưỡng vi phạm” ra khỏi tab Gợi Ý (recommend) để tránh sự lan truyền. Song lời gợi ý này đã bị ban lãnh đạo lập tức gạt bỏ.

{keywords}
Ban lãnh đạo YouTube biết nhưng làm ngơ với "nội dung độc hại"

Thay vào đó, YouTube tiếp tục đề xuất các video “hot” bất kể chúng gây tranh cãi như thế nào. Một số video thậm chí còn được quảng cáo thêm nhằm đạt các mục tiêu đề ra, thí dụ như đạt 1 tỷ giờ xem mỗi ngày.

“Tôi có thể nói với một sự tự tin mãnh liệt rằng họ (YouTube) đã quá đỗi sai lầm”, nhân viên giấu tên chia sẻ với Bloomberg trong một phỏng vấn.

Một thông tin gây “sốc” khác đó là các nhân viên bên ngoài nhóm kiểm duyệt cũng không được khuyến khích trong việc tìm kiếm các video độc hại trên YouTube. Lý do là bởi các luật sư cho biết công ty sẽ có trách nhiệm lớn hơn nếu tìm ra bằng chứng cho thấy các nhân viên “biết và thừa nhận các video đó tồn tại”.

Như vậy thay vì cố gắng tìm và giải quyết vấn đề, các nhân viên YouTube được khuyến nghị “biết càng ít càng tốt”. Hệ quả là đã có ít nhất 5 nhân viên cấp cao rời bỏ YouTube vì không thể chấp nhận định hướng này.

{keywords}
Giám đốc điều hành YouTube Susan Wojcicki

Theo mô tả của một cựu nhân viên, ngay cả Giám đốc điều hành YouTube Susan Wojcicki cũng thường xuyên lảng tránh vấn đề “nhạy cảm” này, khi cho biết quan điểm của bà là chỉ điều hành công ty, thay vì tập trung vào xử lý thông tin sai lệch và các nội dung nguy hiểm.

Phát ngôn viên của YouTube cho biết công ty đã bắt đầu cảnh giác trước nội dung xấu độc vào cuối năm 2016, và bắt đầu hạ bệ các kênh quảng bá nội dung không phù hợp từ năm 2017. Tuy nhiên, kể từ đó tới nay, chỉ có chưa đầy 20 nhân viên được tuyển dụng vào nhóm kiểm duyệt thông thông tin cậy và an toàn.

{keywords}
YouTube không kiểm soát được nội dung xấu, độc hại tràn lan

Năm 2018, YouTube bắt đầu cho thấy nỗ lực hạn chế nạn tin giả lan truyền trên nền tảng của mình và năm nay, họ bắt đầu ngừng quảng cáo khỏi nội dung có hại.

Tuy nhiên sau cùng, rất nhiều nội dung xấu độc, bạo lực, vẫn “thản nhiên” xuất hiện trên nền tảng, và thậm chí giúp những người làm ra video này kiếm “bộn tiền”.

Vụ việc về kênh YouTube Khá Bảnh được quan tâm nhiều trong thời gian gần đây chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm, trong bối cảnh những video có nội dung liên quan đến giang hồ, bạo lực, chửi thề,... liên tục “chiếm sóng”, còn những video giáo dục, video khám phá,... lại ít thu hút người xem, quảng cáo.

Theo Dantri

Sau Khá Bảnh, "giang hồ mạng" Dương Minh Tuyền bị khóa YouTube

Sau Khá Bảnh, "giang hồ mạng" Dương Minh Tuyền bị khóa YouTube

 Sau khi khóa kênh Khá Bảnh, YouTube đã chính thức khóa kênh của một "giang hồ mạng" khác là Dương Minh Tuyền, kênh video chứa nội dung bạo lực vẫn kiếm hàng nghìn USD mỗi tháng.

Nguồn bài viết : TK xổ số Mega 6/45

Top