KINH TẾ - XÃ HỘI

Sẽ có khoảng 10.000 người yếu thế ở Điện Biên và Yên Bái được tiếp cận dịch vụ hỗ trợ pháp lý

2024-12-21 12:50:26
Giải pháp Choco Payment của Choco Up được Strip hỗ trợ sẽ giúp các doanh nhân dễ tiếp cận hơn với vốn vay
Pháp sẽ hỗ trợ trùng tu, bảo tồn quần thể di tích Cố đô Huế
Ước tính có gần 10.000 người, bao gồm người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, nạn nhân của bạo lực giới và người khuyết tật, sẽ được hưởng lợi từ các hoạt động của dự án.

Thông cáo báo chí phát đi từ WB cho biết, Dự án "Việt Nam: Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng yếu thế" sẽ hỗ trợ các dịch vụ trợ giúp pháp lý trong các lĩnh vực bao gồm luật hình sự (đặc biệt tập trung vào bạo lực giới), luật hôn nhân và gia đình, luật việc làm và lao động.

Cụ thể, sẽ có khoảng 10.000 người ở Điện Biên và Yên Bái, bao gồm người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, nạn nhân của bạo lực giới và người khuyết tật sẽ được tiếp cận dịch vụ hỗ trợ pháp lý.

Bà Carolyn Turk - Giám đốc Quốc gia World Bank tại Việt Nam cho biết: Những nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất ở Việt Nam có xu hướng ít được tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp pháp lý nhất. Tuy nhiên, các vấn đề pháp lý có thể ảnh hưởng đến sinh kế, gây ra gánh nặng tài chính và cản trở việc thoát nghèo. Dự án này nhằm xóa bỏ các rào cản tiếp cận trợ giúp pháp lý và đảm bảo người dân có nhu cầu sẽ được sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý có chất lượng cao”.

Đây là dự án viện trợ không hoàn lại và sẽ kéo dài trong 4 năm (2022 - 2026) với 3 hợp phần tương ứng. Bộ Tư pháp sẽ là cơ quan thực hiện.

Hợp phần đầu tiên của dự án kéo dài 4 năm này sẽ giúp cải thiện khả năng tiếp cận và thúc đẩy nhu cầu sử dụng các dịch vụ trợ giúp pháp lý. Hợp phần thứ hai sẽ nâng cao năng lực cho những người thực hiện trợ giúp pháp lý, cung cấp những kỹ năng cần thiết để xử lý các vụ án hình sự, dân sự, gia đình và hành chính, cộng với những kỹ năng giao tiếp cần thiết để làm việc với nhiều nhóm đối tượng. Hợp phần thứ ba sẽ bao gồm các hoạt động thí điểm nhằm mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý và thiết lập hệ thống giám sát để đánh giá chất lượng dịch vụ.

Quỹ Phát triển Xã hội Nhật Bản, sáng kiến đối tác giữa Chính phủ Nhật Bản và Ngân hàng Thế giới, cung cấp viện trợ không hoàn lại để hỗ trợ các dự án phát triển dựa vào cộng đồng và xóa đói giảm nghèo nhằm trao quyền cho các nhóm nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất mà các chương trình khác không tiếp cận được, đồng thời giúp cải thiện đời sống thông qua trợ cấp trực tiếp.
Nhiều cơ hội tiếp cận thị trường Pháp sau đại dịch COVID-19
Giảng viên học tiến sĩ ở nước ngoài được hỗ trợ học phí tối đa 25.000 USD/người/năm
Top