KINH TẾ - XÃ HỘI

Truyền thông về bạo lực giới: Nên tránh “đóng hộp”, “dán nhãn”

2024-12-21 12:52:41
UNFPA hỗ trợ Việt Nam xây dựng chương trình Phòng chống bạo lực gia đình trong tình hình mới
Các tổ chức xã hội đóng góp nhiều ý kiến cho dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi
Một tác phẩm trong Triển lãm “Phía sau những cánh cửa” với chủ đề bạo lực giới.

Bà Nguyễn Vân Anh (Giám đốc CSAGA) cho rằng, dưới mỗi con chữ của người làm báo chính là số phận, cuộc đời của mỗi con người. Vì vậy, khi truyền tải thông tin, người viết phải rất cẩn trọng để có thể phản ánh, đưa thông tin về nhân vật đầy đủ và bao quát nhất. Đồng thời bà Vân Anh cũng chia sẻ thêm về vấn đề “Nhạy cảm giới trong truyền thông”. Bạo lực giới là một vấn đề rất nan giải, nhức nhối trong xã hội, để góp phần giải quyết vấn đề này báo chí chiếm một vai trò quan trọng trong việc đưa thông tin, phản ánh, cảnh báo… Nhất là khi báo chí có một ưu thế mà các hình thức truyền thông khác bị hạn chế, đó là tính trung thực, khách quan. Nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều bài báo khi thông tin về các vụ bạo lực giới mới chỉ đưa tin đơn thuần, chưa đi sâu khai thác, nêu rõ bản chất, hành vi bạo lực về giới.

Bà Nguyễn Vân Anh khuyến nghị: Lựa chọn nhân vật (chủ thể, chuyên gia hoặc nhân chứng) cần đảm bảo sự cân bằng giới. Tránh những từ gây định kiến khi sử dụng từ ngữ và hình ảnh nhân vật. Theo bà, giới truyền thông nên tránh mặc định, “đóng hộp”, “dán nhãn” một loại phẩm chất, đạo đức ví dụ như hy sinh, chịu đựng, mạnh mẽ, quyết đoán là thuộc tính riêng của một giới nào đó. Khi viết về một nhân vật nào đó, nên tập trung nhiều hơn đến tư cách, đạo đức và sự đóng góp của họ đối với cộng đồng, không nên áp đặt họ với những vai trò của ông bố, bà mẹ trong gia đình. Nên khuyến khích những mẫu hình văn hóa thể hiện bình đẳng giới, phù hợp với sự phát triển tiến bộ, văn minh của xã hội. Tránh ca ngợi phẩm chất hy sinh của người phụ nữ như một thuộc tính dành riêng cho nữ giới, cần khơi dậy trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình, chúng ta mong muốn mọi người, cả phụ nữ và nam giới đều có cơ hội phát triển, cùng được sống trong sự chia sẻ và yêu thương. Tránh củng cố suy nghĩ khi vợ thành đạt, chồng sẽ thành người đàn ông kém cỏi. Không thể xem phụ nữ có tội khi họ giỏi hơn chồng. Không đòi hỏi phụ nữ phải thụ động, yếu đuối và luôn biết thua kém chồng. Cần giúp công chúng hiểu rằng phụ nữ hôm nay hoàn toàn có thể chủ động vươn lên làm chủ công việc và cuộc sống của mình. Mặt khác, chăm sóc gia đình không phải là sứ mệnh riêng của phụ nữ. Cần hiểu rằng khi nam giới hay nữ giới bận rộn với công việc, họ cần sự chia sẻ công việc gia đình của người bạn đời. Họ cần được khuyến khích, động viên để không tuột khỏi những cơ hội phát triển.

Ở góc nhìn khác, TS Khuất Thu Hồng (Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển xã hội) chia sẻ về: Nhận diện bạo lực tình dục, trong đó có tấn công tình dục, hiếp dâm, quấy rối tình dục, tiếp xúc khiếm nhã… để giúp phóng viên hiểu rõ hơn về vấn đề này và tích lũy thêm kiến thức khi viết tin, bài. Bên cạnh đó là những phân tích để tìm hiểu đâu là sự thật, lẽ phải trong mỗi vụ bạo lực tình dục, giúp cho người viết nhìn nhận sự việc được đa chiều, sâu sắc hơn.

Là người có nhiều năm lăn lộn với nghề, nhà báo Hoàng Minh Trí (báo Công an Nhân dân) đã có những chia sẻ về chủ đề: Điều gì khiến tôi viết/không viết về một vụ bạo lực, xâm hại tình dục. Trong đó có những cách viết, truyền tải thông tin không chỉ đơn thuần là phản ánh sự việc, hiện trạng mà đó còn là những cảm thông, chia sẻ, là góc nhìn nhân văn, mang tính toàn diện… Còn BS Hoàng Anh Tú (Giám đốc điều hành Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số) đưa ra rất nhiều những chia sẻ có giá trị khi áp dụng trong thực tế để giúp phóng viên tránh vi phạm quyền và giới không hỏi câu chuyện rất chi tiết, hỏi nhiều lần, không để tên đầy đủ, hình ảnh người bị bạo lực trong bài viết, không đưa thông tin khi chưa hỏi lại ý kiến của nạn nhân…

Trong bối cảnh công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng trong phòng, chống bạo lực gia đình và bạo lưc giới. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, truyền thông đại chúng cũng có những tác động tiêu cực, do đó cần có các giải pháp nâng cao hiệu quả của truyền thông đại chúng trong phòng, chống bạo lực gia đình và bạo lực giới.

Mô hình “nhà tạm lánh” tại Quảng Trị bảo vệ phụ nữ, trẻ em trước bạo lực gia đình
Mô hình “nhà tạm lánh” được xây dựng từ năm 2014 nhằm mục đích giúp đỡ các chị em phụ nữ, trẻ em bị đánh đập, bạo lực gia đình trong tỉnh. Những năm qua, không chỉ thực hiện “sứ mệnh” cưu mang nhiều mảnh đời phụ nữ bất hạnh, mà nhà tạm lánh còn góp phần làm giảm đi tình trạng bạo lực, cải thiện hạnh phúc cho mỗi gia đình.
Truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình còn hạn chế
Đó là khẳng định của GS. Đặng Cảnh Khanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển tại Hội thảo “Thực trạng mô hình truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay” do Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức mới đây.
Top