Vườn dâu tây đỏ mọng trĩu trịt quả trong vườn nhà nàng dâu Việt ở Nhật

2025-01-17 19:21:30

Chị Nguyễn Thị Phương Thúy quê gốc ở Hải Dương. Hiện tại chị đã kết hôn với chồng người Nhật và sống tại ngôi nhà xinh xắn thuộc tỉnh Hyogo, Nhật Bản. Hàng ngày, ngoài việc chính là chăm sóc gia đình, đi làm baito, chị còn có niềm vui nho nhỏ đó là trồng rau quả ở mảnh vườn trước nhà.

Chị Phương Thúy thường dành thời gian những lúc rảnh rỗi để trồng rau quả sạch.

Chị Phương Thúy cải tạo mảnh đất trước nhà để trồng các loại rau quả ăn hàng ngày. Chị thường chia theo luống để trồng các loại rau như rau khoai lang, rau cải, rau xà lách… Chị ưu tiên trồng các loại củ quả để có thể bảo quản được lâu và chế biến được nhiều món như cà, ớt, khoai tây, cà rốt, bí ngòi, ngô…

Khu vườn trước nhà được nàng dâu đảm trồng nhiều loại rau quả ăn hàng ngày.
Xà lách tươi tốt.
Bí ngòi đếm không xuể.
Thu hoạch khoai tây.
Đậu cove xanh.
Cà tím và cá xanh.
Bí đỏ.
Thu hoạch hoa bí.
Thu hoạch cà.
Thu hoạch hành.

Đầu hè năm nay, chị Phương Thúy dành khoảng 2 luống trong vườn để trồng dâu tây. Theo chị, thời tiết ở Nhật khá thuận lợi cho việc trồng, chăm sóc loại cây này. Bên cạnh yếu tố thời tiết thuận lợi, chị cũng chú ý chọn giống, chọn cây con và chăm sóc cây như bón phân, tỉa lá, cắt bớt quả xấu… đúng thời vụ.

Chị Thúy chia sẻ thêm: “Trồng dâu tây đòi hỏi phải chú ý nhiều bước, yêu cầu cao trong quá trình chăm sóc. Đặc biệt là phải bọc nilon đen trên mặt luốn hoặc trải rơm rạ vì khi đậu quả, nếu để quả chạm đất sẽ rất dễ bị thối hoặc bị sâu bọ trong lòng đất phá hoại. Ngoài ra, nilon còn có chức năng giữ ấm cho cây vì tháng 2 – 3, ở Nhật vẫn còn khá lạnh. Nhiệt độ ngoài trời chỉ dao động từ 2 – 6 độ C vào ban đêm và 8 – 12 độ vào ban ngày. Vì lạnh nhưng sắp đến mùa dâu nên phủ ni lông giống như chiếc chăn mỏng cho cây phát triển nhanh hơn, kịp thời vụ thu hoạch vào đầu tháng 5”.

Ngoài các loại rau quả ăn hàng ngày, chị Phương Thúy còn trồng thêm dâu tây.
Những luống dâu tây đang trong mùa thu hoạch.
Mỗi gốc có rất nhiều quả.
Chị Thúy thường tỉa những quả xấu, quả nhỏ.
Cắt bớt nhánh để cây tập trung nuôi quả.
Dâu tây chín mọng.

Chị Thúy may mắn nhận được cây dâu từ bác hàng xóm người Nhật tốt bụng. Chị bắt đầu ươm giống từ tháng 6 – 7. Từ một cây mẹ, cây giống sẽ đẻ nhiều nhánh, cây con. Tới khoảng tháng 10, chị hcọn những cây con to khỏe và gốc đẹp để tách thành những cây độc lập ra vườn.

Mỗi cây, chị trồng cách nhau khoảng 30 – 35cm. Diện tích trồng dâu tây hiện tại trong vườn nhà chị Phương Thúy khoảng 10m2. Khoảng diện tích này đủ để gia đình chị thưởng thức món ngon và sạch này.

Thu hoạch dâu tây.
Vô cùng thích mắt với những rổ dâu chín mọng.

Chị Phương Thúy cũng chia sẻ bí quyết giúp cây khỏe, sai quả: “Mình thường bón phân lân, căng nilon đen đúng thời vụ, tỉa lá, tỉa quả đúng cách. Trước khi căng nilon, mình sẽ bón phân lân cho cây. Phân lân mình chọn loại NPK 8-8-8.

Hàng ngày tùy vào nhiệt độ để mình tưới lượng nước phù hợp cho cây. Khi cây sắp đậu quả, mình tiếp tục tỉa bớt lá, hòa thêm chút lân tưới giúp cây có đủ chất dinh dưỡng. Khi dâu đậu quả nhỏ, mình chọn những quả xấu, méo mó do thụ phấn không đều hoặc những cành quá sai quả để tỉa bớt. Tỉa xong mình lại bón phân cho cây”.

Chị Phương Thúy lưu ý thêm, khi cây lớn hơn một chút sẽ có rất nhiều mầm mới, nhánh con, lúc này chị thường cắt mầm đi để cây tập trung nuôi quả giúp cây có năng suất cao hơn. Dù mới trồng vụ đầu nhưng nhờ được bác hàng xóm có hơn 30 năm kinh nghiệm trồng dâu tây chỉ dạy nhiệt tình nên khu vườn nhỏ xinh của gia đình chị năm nay bội thu dâu tây.

Nguồn bài viết : V8 Game Bài 3d

Top