Mỹ: Giáo viên cố vấn đồng hành cùng học sinh chọn nghề

2025-01-17 19:21:32

Đồng hành cùng học sinh cuối cấp

Công tác hướng nghiệp cho học sinh tại Mỹ được diễn ra từ đầu năm lớp 11 đến cuối năm lớp 12. Thầy cô làm công tác tư vấn hướng nghiệp (được gọi là counselor) là những người trực tiếp giúp học sinh trong quá trình tìm hiểu cũng như nộp hồ sơ vào các trường đại học. Họ sẽ tổ chức cho học sinh đi thăm quan các trường, hướng dẫn chi tiết cho học sinh từ khâu chuẩn bị các bài thi chuẩn hóa (SAT, TOEFL, ACT…). Giáo viên cũng đưa ra những lời khuyên làm thế nào để có một profile “đẹp” đến cách thức để tìm kiếm thông tin của các trường đại học...

Ở Mỹ, mỗi trường học có từ 3 đến 5 thầy cô chuyên trách công tác hướng nghiệp cho học sinh.

Ở Mỹ, trung bình mỗi trường trung học có khoảng từ 3 đến 5 thầy cô chuyên trách công tác hướng nghiệp cho học sinh. Con số này tùy thuộc vào từng bang, chất lượng đào tạo và số lượng học sinh của mỗi trường.

Ashley La - một giáo viên cố vấn gốc Việt tại trường trung học Westminster, quận Cam từng thấy có nhiều em học sinh không có người hướng dẫn ở gia đình. Bố mẹ các em đi làm bận rộn, không có thời gian giúp con chọn lớp học, không có điều kiện hỗ trợ các em làm đơn lên đại học, xin tài trợ học bổng… Chính vì thế, cô quyết định sẽ trở thành giáo viên cố vấn, sau khi hoàn tất cử nhân 4 năm về tâm lý và học thạc sĩ về tư vấn giáo dục.

Những vấn đề các học sinh gốc Việt ở Mỹ nhờ Ashley nhiều nhất là sắp xếp lớp học cho các em để đủ điều kiện xin vào trường đại học hoặc là xin tài trợ học phí. Rất nhiều học sinh gặp Ashley, nhờ cô làm làm cầu nối với phụ huynh để phụ huynh hiểu hơn con của mình qua những nguyện vọng học tập lên đại học của các em.

Thầy cô cố vấn đồng hành cùng các em từ đầu năm lớp 11 đến cuối năm lớp 12.

Công việc duy nhất của giáo viên cố vấn là tư vấn, giúp đỡ học sinh lớp 11 và lớp 12 chuẩn bị hồ sơ. Họ không tham gia giảng dạy bất cứ môn học nào khác. Hầu hết các trường ở Mỹ, trung bình một tuần, học sinh sẽ có một tiết học với thầy cô cố vấn. Trong tiết học này, giáo viên sẽ đề cập từng bước cụ thể cho học sinh như: cách lên mạng tra thông tin về các trường đại học, nguồn ở đâu thì chính xác. Hoặc học sinh cần phải làm những gì, tránh những điều gì trong chuyến đi thăm quan trường…

Ngoài việc tư vấn, hướng dẫn học sinh, các giáo viên cố vấn còn liên lạc với các trường đại học, tổ chức, công ty… Từ đó, họ cập nhật các thông tin về yêu cầu của trường đại học, nhu cầu tuyển thực tập sinh… Đây sẽ là những thông tin quý báu mà họ cung cấp cho học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên cố vấn cũng thông báo về các cơ hội học hè về tất cả các môn học: Tự nhiên, Xã hội, Sinh học, Hóa... đến với học sinh.

Cầu nối giữa học sinh và phụ huynh

Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, mời những vị khách có kinh nghiệm, nổi tiếng đến nói chuyện với học sinh ở từng lĩnh vực khác nhau. Học sinh có thể đăng ký tham gia nhiều buổi tọa đàm như vậy. Ngoài ra, các thầy cô giáo cũng thường xuyên liên hệ với các nguồn khác (từ trường đại học, các công ty, tổ chức...) để thông báo và tạo cơ hội cho học sinh đến tham dự các sự kiện giống như một thành viên chính thức của đơn vị đó.

Các em được thầy cô cố vấn giúp đỡ từ lúc tìm hiểu thông tin đến khi làm hồ sơ đăng ký vào trường đại học.

Công tác hướng nghiệp giúp học sinh có khái niệm về dự định sẽ làm trong tương lai gần và xa. Các dịp tổ chức sự kiện, học sinh sẽ được tiếp cận và tiếp thu những kiến thức mới mẻ, nhằm củng cố về khái niệm họ thích làm gì trong tương lai. Thêm vào đó, ngay sau khi kết thúc lớp 12, vào đại học, học sinh luôn thúc đẩy tìm các việc làm thêm, hoặc làm việc thực tập để có thêm kinh nghiệm, hoặc trải nghiệm điều mới mẻ.

Được trải dài trong suốt hai năm học, công tác hướng nghiệp luôn nhắc học sinh nhận thức được rằng một ngày nào đó, họ cần có mục tiêu xác định rõ ràng trong tương lai và nên bắt đầu suy nghĩ. Các thầy cô giáo cố vấn luôn bên cạnh thúc đẩy học sinh tìm hiểu về những điều mình thực sự thích làm hay những gì bản thân muốn trải nghiệm.

Thầy cô cố vấn còn là cầu nối cho học sinh và phụ huynh.

Theo Ashley, nhiều em học sinh gốc Việt của cô học rất giỏi và được nhận vào những đại học danh tiếng nhưng bố mẹ không cho đi. Lý do của phụ huynh đôi khi chỉ vì có con là con gái không yên tâm cho đi học xa hoặc là con trai phải học gần nhà vì sợ con hư... Nhiều phụ huynh muốn con theo nghề y, luật sư… nhưng các em không thích học những ngành mà phụ huynh muốn, các em không vui khi bị ép học. Ashley cho rằng, phụ huynh nên ủng hộ những sở thích của con mình.

Cô Ashley khuyên phụ huynh không nên e ngại tìm đến trường để nhờ giáo viên tư vấn, hướng dẫn con mình. Phụ huynh cũng nên tham dự những buổi họp do trường tổ chức về chủ để: cha mẹ dạy con hoặc tìm hiểu về các chương trình học để các em học lên đại học… Từ đó, phụ huynh hiểu con mình hơn, ủng hộ những lựa chọn ngành nghề của các em.

Tùy từng bang, yêu cầu về chuyên môn của các thầy cô làm công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cũng rất khác nhau. Tuy nhiên, theo khảo sát đăng tải trên website của Hiệp hội Tư vấn viên trường học của Mỹ (ASCA), trên 90% các bang yêu cầu các giáo viên cố vấn phải có bằng thạc sỹ. Số ít trường nhỏ còn lại yêu cầu có bằng cử nhân và chứng chỉ của ASCA.

Nhiều bang còn yêu cầu giáo viên cố vấn phải tốt nghiệp các chuyên ngành gần với công việc đảm nhận. Chẳng hạn, theo quy định của bang Louisiana, các tư vấn viên phải tốt nghiệp một trong các ngành tâm lý giáo dục, sư phạm, nhân học, xã hội học, phát triển nghề nghiệp và lối sống.

Mạnh Phúc

Tổng hợp

Nguồn bài viết : ĐÁNH ĐỀ

Top