Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cử tri quan tâm nhiều đến vấn đề kinh tế, an sinh xã hội, nhà ở

2025-01-17 19:21:32
Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam
Chủ tịch VUFO tiếp đoàn Cựu chiến binh vì hòa bình (Mỹ)

Kinh tế

Theo một cuộc khảo sát mới nhất do trường Emerson College (Mỹ) công bố ngày 26/10, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (đại diện đảng Cộng hòa) và của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (ứng viên đảng Dân chủ) đang có tỷ lệ ủng hộ ngang nhau trên toàn nước Mỹ, ở mức 49%. Hơn 38 triệu lá phiếu đã được bỏ phiếu. Càng gần ngày tranh cử (5/11), đội ngũ của cả hai ứng viên đều dồn sức vào các bang chiến trường (Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, North Carolina, Pennsylvania và Wisconsin)- những nơi được cho là sẽ quyết định kết quả bầu cử năm nay.

Chi phí sinh hoạt tăng vọt khiến dân Mỹ lo lắng

Vấn đề mà các cử tri quan tâm hàng đầu vẫn là kinh tế. Nền kinh tế Mỹ đã đạt kết quả vượt trội so với phần còn lại của thế giới phát triển kể từ cuộc khủng hoảng Covid-19 và thị trường chứng khoán đã đạt mức cao kỷ lục trong năm nay. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát ở Mỹ lại không giảm. Giá thực phẩm, tiền thuê nhà, tiện ích và dịch vụ như ăn uống đều cao hơn nhiều so với trước đại dịch. Trong khi đó, thu nhập của người lao động gần như không thay đổi so với trước. Thực tế này đã tác động lớn đến suy nghĩ của nhiều cử tri. Theo thăm dò của Reuters, 61% cử tri Mỹ khi được hỏi đều cho rằng nền kinh tế đang đi sai hướng và 68% cho rằng chi phí sinh hoạt đang tăng cao quá mức.

Trước bối cảnh đó, bà Harris và ông Trump trong chiến dịch tranh cử của mình đều đề xuất các giải pháp khác nhau. Bà Harris đã cam kết kìm hãm lạm phát và tăng quỹ tín dụng cho trẻ em. Trong khi đó, ông Trump đề xuất cắt giảm thuế đối với tiền làm thêm giờ, áp dụng thuế quan toàn diện đối với hàng nhập khẩu và trục xuất hàng loạt người nhập cư. Nhiều nhà kinh tế cho rằng đề xuất áp thuế quan và đe dọa trục xuất người nhập cư của ông Trump chỉ càng đẩy giá hàng hóa và dịch vụ lên cao. Còn lệnh cấm tăng giá của bà Harris khó có thể thực hiện.

Nhà ở

Ông Trump muốn thúc đẩy phát triển thị trường nhà ở bằng cách giảm các quy định về xây dựng và sử dụng đất để tăng nguồn cung nhà ở và giảm chi phí mua nhà thông qua cạnh tranh. Ông phản đối việc xây dựng nhà ở thu nhập thấp tại các khu vực thường xây nhà riêng. Ông đổ lỗi một số chi phí nhà ở cao cho lạm phát và di dân bất hợp pháp. Cả hai đều là những yếu tố mà ông cho biết sẽ giảm nếu đắc cử, bao gồm cả thông qua việc trục xuất hàng loạt. Những người chỉ trích cho rằng giá nhà tăng vọt do lãi suất tăng và nhu cầu cao trong đại dịch Covid-19 và cho rằng trục xuất hàng loạt sẽ chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề nguồn cung vì phần lớn lực lượng lao động xây dựng bao gồm những di dân.

Cựu Tổng thống Donald Trump (phải) và Phó Tổng thống Kamala Harris

Bà Harris lại ủng hộ các ưu đãi về thuế và tăng nguồn tài trợ liên bang để hỗ trợ xây dựng nhà ở giá rẻ. Kế hoạch của bà là sẽ bổ sung thêm 3 triệu ngôi nhà mới trong vòng 4 năm tới. Bà ủng hộ khoản hỗ trợ thanh toán trước 25.000 USD cho người mua nhà lần đầu và hạn chế các công ty mua lại bất động sản nhà ở quy mô lớn để chống đầu cơ và bảo vệ nhu cầu nhà ở của các gia đình bình thường.

An sinh xã hội

Hơn 71 triệu người ở Mỹ nhận trợ cấp từ các chương trình của Cơ quan Quản lý An sinh xã hội năm 2023, giúp đỡ những người lao động đã nghỉ hưu và người khuyết tật. Thế nhưng, Quỹ Tín thác An sinh xã hội và Medicare (một chương trình bảo hiểm y tế liên bang dành cho người cao tuổi) đang cạn tiền. Nếu không có nguồn tài trợ mới hoặc cắt giảm phúc lợi, cả hai chương trình sẽ phá sản vào năm 2035 và 2036.

Ông Trump muốn đảm bảo tính bền vững của an sinh xã hội và Medicare thông qua tăng trưởng kinh tế. Ông hy vọng sẽ thúc đẩy bằng cách giảm thuế, tư nhân hóa hệ thống chăm sóc sức khỏe để thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường nhằm giảm chi phí. Ông cũng ủng hộ việc xóa bỏ thuế đánh vào phúc lợi an sinh xã hội.

Ứng cử viên Kamala Harris cùng những người ủng hộ

Còn bà Harris muốn mở rộng các chế độ an sinh xã hội thông qua Đạo luật Mở rộng An sinh xã hội, trong đó đề xuất tăng các chế độ phúc lợi tối thiểu và điều chỉnh cách tính chi phí sinh hoạt. Bà cũng ủng hộ việc đưa dịch vụ chăm sóc tại nhà dài hạn vào Medicare để giảm bớt gánh nặng cho các gia đình chăm sóc người già và trẻ em. Chính sách của bà Harris tiếp tục lập trường của chính quyền Biden là tăng thuế đối với những cá nhân giàu có với thu nhập hơn 400.000 USD hàng năm để đảm bảo nguồn tài trợ cho an sinh xã hội và Medicare.

Việt-Mỹ thân hữu Hội: 79 năm gắn kết nhân dân Việt - Mỹ
Ngày 17/10 tại Hà Nội, Hội Việt - Mỹ (thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) tổ chức lễ kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Việt-Mỹ thân hữu Hội, tiền thân của Hội Việt - Mỹ hiện nay.
Quảng bá, lan tỏa hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam tại Mỹ
Khách tham dự bày tỏ ấn tượng với thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam, mong muốn được khám phá các thắng cảnh nổi tiếng ở ba miền nước ta và tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Nguồn bài viết : TK lần xuất hiện

Top