Việc tái thiết Gaza có thể mất 80 năm, tiêu tốn 40 tỷ USD

2025-01-17 19:21:32
Cộng đồng người Việt tại Israel cần chủ động các biện pháp an ninh, an toàn
Ảnh người phụ nữ Gaza ôm thi thể cháu đoạt giải Ảnh Báo chí Thế giới

Mức độ tàn phá ở Gaza trong cuộc xung đột lớn chưa từng có: Khoảng 80.000 ngôi nhà đã bị phá hủy. Ông Abdallah al-Dardari - Trợ lý Tổng thư ký Liên hợp quốc - ước tính, tổng khối lượng đống đổ nát do bị bắn phá và các vụ nổ gây ra là 37 triệu tấn. 72% tổng số tòa nhà dân cư đã bị phá hủy hoàn toàn hoặc một phần. Ông cho rằng đây là sứ mệnh tái thiết lớn nhất mà cộng đồng quốc tế chưa từng đối phó kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Nhà cửa ở Gaza hầu như bị phá hủy

UNDP cho biết, Gaza cần khoảng 80 năm để khôi phục tất cả các đơn vị nhà ở bị phá hủy hoàn toàn, với mức chi phí có thể lên tới 30 đến 40 tỷ USD.

Cũng theo báo cáo của Liên hợp quốc, trong kịch bản chiến tranh kéo dài 9 tháng, tỷ lệ nghèo đói ở Gaza có thể tăng từ 38,8% vào cuối năm 2023 lên 60,7%, kéo một phần lớn tầng lớp trung lưu xuống dưới mức nghèo khổ. Sự phát triển của con người ở Gaza sẽ bị lùi lại 44 năm.

Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 75%, tăng gần 30% so với trước thời điểm xảy ra xung đột. Sau gần 7 tháng xung đột, tình hình nhân đạo ở Gaza hiện rất nghiêm trọng. Toàn bộ dân số 2,2 triệu người đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực. Tính đến ngày 2/5, đã có hơn 34.500 người Palestine thiệt mạng tại dải Gaza và gần 78.000 người bị thương do các cuộc tấn công của quân đội Israel.

Chương trình Lương thực thế giới (WFP) đã đưa ra cảnh báo Gaza có thể sẽ vượt quá các ngưỡng báo động về nạn đói, mất an ninh lương thực, suy dinh dưỡng và tử vong do nạn đói ngay trong tháng 5 này.

Ông Abdallah al-Dardari kêu gọi, cộng đồng quốc tế cần hành động nhanh chóng để cung cấp lại nhà ở cho người dân và đưa cuộc sống của người dân ở Gaza trở lại bình thường ở mọi mặt kinh tế, xã hội, y tế và giáo dục. Ông nhấn mạnh đây là ưu tiên hàng đầu và cần phải đạt được trong vòng 3 năm đầu tiên sau khi chấm dứt chiến sự.

Văn phòng Truyền thông của dải Gaza thông báo, trong tháng 4 đã có tổng cộng 4.887 xe tải chở hàng viện trợ vào Gaza. 1.166 xe đi qua cửa khẩu Rafah nối với Ai Cập, phần còn lại đi qua cửa khẩu Kerem Abu nối với Israel. Trong số trên, chỉ có 419 xe (chiếm 8%) tới được miền Bắc Gaza, nơi cuộc khủng hoảng nhân đạo đang cấp bách với khoảng 700.000 người cần cứu trợ khẩn cấp.

Người dân nhận hàng viện trợ nhân đạo tại dải Gaza

Lầu Năm Góc cho biết, việc khởi công xây dựng cầu tàu tạm thời để tăng cường vận chuyển viện trợ nhân đạo đến dải Gaza đã hoàn thành hơn 50% và đi vào hoạt động đầu tháng 5. Ngày 1/5, Israel đã mở lại cửa khẩu Erez để cho phép hàng viện trợ được chuyển vào khu vực miền Bắc dải Gaza đang bị ảnh hưởng nặng nề. Khoảng 30 xe tải chở thực phẩm và đồ y tế từ Jordan đã được thông quan để vào Gaza.

Trong một diễn biến khác, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã cung cấp 3.780 gói thực phẩm dưới dạng viện trợ nhân đạo khẩn cấp nhằm cải thiện tình hình dinh dưỡng của người dân ở Gaza. JICA cho biết, mỗi gói thực phẩm có thể nuôi một gia đình 5 người trong một tuần.

Hội đồng Bảo an lần đầu tiên thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn tại Gaza
Theo AFP, ngày 25/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) đã lần đầu tiên thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn tại Gaza.
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza.

Nguồn bài viết : Bóng đá TBN

Top