Biển, đảo không chỉ là bộ phận cấu thành chủ quyền mà còn là không gian sinh tồn và phát triển của các thế hệ người Việt Nam |
Báo Đức: Việt Nam phát triển trên nền tảng vững chắc |
Theo Asia Nikkei, số lượng hiệu thuốc do ba chuỗi nhà thuốc của Việt Nam điều hành đã tăng gấp 8 lần kể từ năm 2019 khi người dân cả nước đã có ý thức hơn về sức khỏe so với thời điểm trước khi đại dịch bùng phát.
Trong một chuyến đi gần đây đến một cửa hàng thuốc Long Châu trên địa bàn TP Hàn Nội, một người phụ nữ được Asia Nikkei khảo sát đã vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy bảng giá thuốc chữa bệnh ho. Người nhân viên văn phòng 35 tuổi này cho biết: “Mức giá của các loại thuốc này giảm một nửa so với mức giá thông thường. Tôi thực sự có thể mua được nó với mức giá rẻ như thế này không?"
Cô cho biết bản thân thường mua thuốc ho tại các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ. Tuy nhiên, tại chuỗi nhà thuốc này, nhiều sản phẩm được bán giảm giá, và thậm chí chuỗi này còn áp dụng việc tích điểm khi mua hàng. Người phụ nữ cho biết đó là những lý do sẽ khiến cô quay trở lại chuỗi nhà thuốc này trong tương lai.
Chuỗi nhà thuốc Long Châu có khoảng 700 cơ sở tại Việt Nam (Ảnh: TTXVN). |
Nikkei Asia cho biết số lượng các cửa hàng dược phẩm do ba công ty quản lý chuỗi lớn nhất điều hành đã tăng gấp 8 lần kể từ năm 2019 trong bối cảnh người dân Việt Nam ngày càng có ý thức hơn về vấn đề sức khỏe kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát.
Trước đây, các cửa hàng dược phẩm ở Việt Nam thường được quản lý theo kiểu gia đình, với dịch vụ chăm sóc khách hàng khá chu đáo. Tuy nhiên, các cửa hàng này thường có hệ thống định giá không rõ ràng, buộc người mua phải mua thuốc ở mức giá do người bán công bố. Bên cạnh đó, một số cửa hàng còn thay đổi nhãn hiệu trên sản phẩm. Điều này khiến nhiều khách hàng không hài lòng. Ngược lại, các chuỗi cửa hàng dược phẩm niêm yết giá thống nhất và rẻ hơn.
Hiện Việt Nam có 3 chuỗi nhà thuốc lớn với 2.400 đại lý. Chuỗi nhà thuốc Pharmacity là lớn nhất với khoảng 1.100 nhà thuốc. Giám đốc điều hành Chris Blank của Pharmacity cho biết công ty có kế hoạch mở rộng lên 5.000 nhà thuốc vào năm 2025.
Chuỗi Long Châu, một chi nhánh của tập đoàn công nghệ FPT, có khoảng 700 nhà thuốc. An Khang, được Thế giới Di Động mua lại, hiện có khoảng 500 cửa hàng.
Mức thu nhập tăng và thói quen tiêu dùng thay đổi đang tạo ra những luồng gió tăng trưởng tích cực cho các chuỗi nhà thuốc tại Việt Nam. Điều thay đổi đáng kể đầu tiên cần nhắc tới đó là khách hàng đang chuyển ưu tiên sang mua thực phẩm tươi sống tại các cửa hàng tạp hóa trong nhà hơn là ở các chợ truyền thống ngoài trời.
Ông Chris Blank, Giám đốc Điều hành Pharmacity, chia sẻ tới năm 2025, 50% dân số Việt Nam có thể tiếp cận cửa hàng của Pharmacity bằng xe máy trong khoảng 10 phút. Tới thời điểm đó, công ty dự định sẽ mở rộng hệ thống bán hàng lên 5.000 cửa hàng.
Ông Chris Blank, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Pharmacity (Ảnh: Báo Thanh Niên).) |
Ngoài ba công ty trên, các công ty nước ngoài như công ty quản lý chuỗi Watsons của Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) hay công ty quản lý chuỗi Matsumotokiyoshi của Nhật Bản đã thiết lập cửa hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay, các cửa hàng dược phẩm ở Việt Nam nói chung chỉ bán thuốc và thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, trong tương lai, các cửa hàng này có thể sẽ sớm trở thành các cửa hàng tiện lợi khi bán thực phẩm, mỹ phẩm và các nhu yếu phẩm hàng ngày.
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng nhận định triển vọng ngành dược phẩm vẫn tươi sáng nhờ sự cộng hưởng từ các tăng trưởng kênh bán hàng, cơ cấu dân số và mức nền thấp.
Cụ thể, doanh thu dược phẩm được kỳ vọng tăng trưởng tích cực trong ngắn hạn do mức nền thấp của kênh bệnh viện. Nguyên do là dịch COVID–19 bùng phát tại Việt Nam khiến bệnh nhân bị hạn chế đến khám chữa bệnh tại bệnh viện làm doanh thu kênh ETC bị suy giảm kể từ đầu quý I/2021. Đồng thời, người dân lựa chọn mua thuốc điều trị triệu chứng COVID-19 và thực phẩm bổ sung hồi phục sức khỏe tại kênh nhà thuốc dẫn tới sự dịch chuyển trong cơ cấu doanh thu ngành dược phẩm.
Trong đó, kênh ETC (kênh bán thuốc qua bệnh viện) đạt 3,9 tỷ USD (giảm 1% so với cùng kỳ) còn kênh OTC (kênh bán lẻ thuốc) là 2,7 tỷ USD (tăng 14%).
Chuyên gia cho biết tốc độ tăng trưởng doanh thu của kênh OTC duy trì ổn định ở mức 10% trong năm 2021 và vẫn tiếp tục cải thiện đến hết quý I/2022. Còn doanh thu của kênh ETC sụt giảm vào nửa cuối năm 2021 và đang có tín hiệu cải thiện vào quý I vừa qua. Nhìn chung, VDSC cho rằng kết quả kinh doanh 2022 ngành dược sẽ tương đối khởi sắc.
Việt Nam và Ấn Độ khai thác tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực dược phẩm, y tế Ngày 5/7, Chi nhánh Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (VCCI HCM) phối hợp với Hội đồng xúc tiến xuất khẩu dược phẩm Ấn Độ (PHARMEXCIL) tổ chức Hội nghị kết nối doanh nghiệp Ấn Độ-Việt Nam trong lĩnh vực dược phẩm và y tế. |
Việt Nam - Indonesia đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế, giao lưu nhân dân Xây dựng Chương trình Hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2024-2028, đưa mục tiêu kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD vào năm 2028; tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, kết nối và giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và Indonesia... Đây là đề xuất của Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại buổi tiếp kiến Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn ngày 20/7. |
Nguồn bài viết : da88.com