Người Việt gốc Lào trên vùng đất Buôn Đôn

2024-12-21 11:48:24
Nàng dâu người Lào trên đất Việt: “Với tôi, ngày nào cũng là Lễ tình nhân”
Với chị Nun, cô dâu Lào tại Việt Nam, những cử chỉ quan tâm tưởng chừng đơn giản của vợ chồng đôi khi lại có giá trị gấp ngàn lần những món quà hay những bó hoa. "Chính điều đó luôn khiến tôi luôn cảm thấy ngày nào cũng đang là Ngày lễ tình nhân", chị chia sẻ.
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 khẳng định thương hiệu Việt trên trường quốc tế
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 đã góp phần tôn vinh sản phẩm cà phê Việt Nam, đặc biệt là thương hiệu và chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột trên trường quốc tế.

Nghi thức tắm Phật trong Lễ hội Bunpimay của người Lào.

Giao thoa văn hóa

Buôn Đôn là vùng đất huyền thoại với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, văn hóa đa sắc màu, cũng là xứ sở voi của núi rừng Tây Nguyên với những câu chuyện huyền bí. Nơi đây hiện vẫn còn nhiều di sản mang dấu ấn văn hóa Lào, như cây Bồ Đề trên 100 tuổi tại buôn Yang Lành; ngôi nhà cổ của vua săn voi Y Thu K’Nul - người mang trong mình hai dòng máu Lào - M’Nông; khu nhà mồ của những người săn voi giỏi bậc nhất Bản Đôn nằm ở bìa rừng Buôn Trí A.

Những người già ở vùng đất Buôn Đôn kể lại, người Lào ngược dòng Sêrêpốk đến buôn bán giao thương, trao đổi hàng hóa với người dân Tây Nguyên khoảng cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Thấy phong cảnh hữu tình, người dân mến khách, một số thương lái quyết định ở lại đây sinh cơ, lập nghiệp. Họ mang đến những nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng Phật giáo đến vùng đất này. Trải quan bao biến cố, thăng trầm, đến nay vùng đất Buôn Đôn đã có 107 hộ gia đình, với 398 khẩu là người Việt gốc Lào, tập trung chủ yếu ở xã Krông Na.

Ông Bun Mi Lào là một người hiểu văn hóa, lịch sử của vùng đất Buôn Đôn chia sẻ: Ngày xưa, một số người Lào đến đây giao thương, buôn bán rồi ở lại lập nghiệp, kết hôn với những chàng trai, cô gái Ê Đê, Mnông, Gia Rai và sinh ra một thế hệ mang hai dòng máu Việt - Lào trên vùng đất này.

Sinh sống thuận hòa và cuộc sống của bà con ngày càng ổn định, dù vậy bà con vẫn nhớ về cội nguồn, giữ gìn những nét đẹp, phong tục, tập quán truyền thống. Bây giờ, kinh tế ngày càng phát triển, giao thông đi lại thuận lợi, đặc biệt các thủ tục hành chính cũng không còn khó khăn, người Việt gốc Lào ở Buôn Đôn vẫn thường xuyên về thăm người thân.

Điệu máu lăm vông của người Lào thể hiện tình đoàn kết.

Bén duyên trên quê hương mới, người Lào sinh sống chan hòa, giao thoa văn hóa với các dân tộc địa phương, nhưng cũng trân trọng giữ gìn văn hóa truyền thống nhằm bảo tồn bản sắc dân tộc. Hàng năm người Lào trên vùng đất Buôn Đôn vẫn tổ chức Tết cổ truyền của dân tộc, điệu múa, bài dân ca và nhạc cụ dân tộc Lào vẫn được các thế hệ lưu truyền.

Ông Y Sy Thắt Ksơr, Phó Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn chia sẻ: Buôn Đôn là vùng đất giao thoa văn hóa, ở đây không chỉ văn hóa các dân tộc tại chỗ, còn có các dân tộc phía Bắc và đặc biệt văn hóa Lào. Bà con dân tộc Lào từ khi sinh sống trên mảnh đất Krông Na đến nay luôn cùng các dân tộc, kề vai sát cánh vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, giữ gìn phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng vững mạnh, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân từng nước được cải thiện.

Vun đắp tình đoàn kết, gắn bó

Ở Buôn Đôn, chuyện người Lào lấy người M’Nông, Ê Đê rất phổ biến, hai dòng máu Việt - Lào quyện hòa chảy trong những người con, cháu, tình đoàn kết các dân tộc càng thêm thiêng liêng, chung thủy. Họ giao thoa về văn hóa, ngôn ngữ nên rất khó để phân biệt người gốc Lào hay người địa phương.

Phong tục buộc chỉ tay cầu may mắn trong ngày đầu năm mới của người Lào.

Lớn lên trên mảnh đất huyền thoại này, hòa mình trong cuộc sống dung dị, gần gũi với cộng đồng các dân tộc tại chỗ, rồi lấy chồng là người Ê Đê, chị Nang Bun Sốm Lào (SN 1983), Chủ tịch UBND xã Krông Na tự hào là thế hệ thứ 3 của người Lào trên mảnh đất Buôn Đôn. Chị kết duyên cùng chàng trai Ê Đê, dòng máu Việt - Lào chảy hòa quyện trong 2 người con trai của chị.

Chị Sốm chia sẻ: Cuộc sống của người dân ở xã vùng biên này dung dị, gần gũi lắm. Các dân tộc giao thoa văn hóa, nơi đây rất nhiều người nói 2 - 3 thứ tiếng các dân tộc, không còn khoảng cách về ngôn ngữ, về văn hóa giữa các dân tộc. Bà con người Lào ở đây được tạo điều kiện, thường xuyên về thăm quê. Mình bận rộn học hành, công việc nên ít về thăm quê, nhưng ông nội, các bác, chú thì vẫn thường xuyên về quê nên mình hiểu rõ về nguồn cội, dòng tộc bên Lào.

Những cô gái Lào ở Buôn Đôn mang trang phục truyền thống, cài hoa chăm pa tham gia lễ hội.

Tự hào mang trong mình hai dòng máu Lào - Mnông, ông Y Lươm Knul, Phó Chủ tịch UBND kiêm Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào xã Krông Na, am hiểu tưởng tận về nguồn cội, lịch sử gia đình, dòng học và cả văn hóa, phong tục của người Lào.

Ông Y Lươm chia sẻ: Tết cổ truyền của người Lào hay còn gọi là Lễ hội Bunpimay vẫn được Hội Hữu nghị Việt - Lào, chính quyền và Nhân dân địa phương tổ chức thường niên, với các nghi thức đúng theo phong tục truyền thống.

Lễ hội không chỉ là dịp giao lưu văn hóa còn mang đậm tính nhân văn, giúp những người Việt gốc Lào nhớ về nguồn, mà còn góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa dân gian các dân tộc, là động lực quan trọng để mỗi người Việt gốc Lào vun vén, xây đắp cuộc sống trên quê hương mới. Đồng thời, đây cũng là hành động thiết thực tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, vun đắp tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt - Lào thêm sâu sắc.

Người Lào tại Việt Nam đã có địa chỉ chọn quần áo đẹp đón Tết
Những năm trước, nếu không chuẩn bị chu đáo từ trước, nhiều người Lào tại Việt Nam rất khó để chọn được một bộ trang phục truyền thống ưng ý để diện trong những ngày Tết cổ truyền của quê hương mình. Năm nay, lưu học sinh và người dân Lào đã có thể dễ dàng chọn cho mình những bộ trang phục, phụ kiện ưng ý như Sing, Salong, khăn "phạ biềng" tại "Xóm Lào - Cho thuê trang phục truyền thống Lào" để đón Tết.
Đón Tết trên đất Bạn
Đón ngày Tết truyền thống của quê hương mình trên đất bạn Việt Nam, nhiều nỗi niềm đã được những người bạn Lào, Campuchia, Thái Lan đang và từng có cơ hội sinh sống, học tập ở Việt Nam chia sẻ.

Top