Thành phố Hồ Chí Minh - địa phương đầu tiên tung gói hỗ trợ quy mô lớn cho người lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19

2024-12-21 12:59:53
Bộ Chính trị đồng ý chủ trương hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động
Chiều 25/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ủng hộ 6,2 tỷ đồng cho Quỹ vaccine phòng chống COVID-19
Chiều ngày 17/6/2021, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trao cho Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) số tiền trị giá hơn 6,2 tỷ đồng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Văn phòng Quốc hội Lào và cán bộ, công chức, viên chức Bộ Ngoại giao Việt Nam, là số tiền ủng hộ Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19 và cuộc chiến chống COVID-19 tại các địa phương.

Dựa trên số liệu báo cáo của Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Công thương, Sở Du lịch, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp, Ban quản lý Khu Công nghệ cao, UBND TP. Thủ Đức và 21 quận, huyện (tính đến ngày 28/6), Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TPHCM trình xem xét, chỉ đạo việc thực hiện hỗ trợ 3 nhóm người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Trong đó, riêng kinh phí hỗ trợ 3 nhóm người lao động: người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tổng kinh phí là 553,99 tỷ đồng (tăng 92 tỷ đồng so với dự kiến vào ngày 25-6).

Số người lao động thuộc các diện được hỗ trợ đã tăng mạnh (57.600 người) so với thống kê tính đến ngày 25/6. Trong đó, nhóm 1, số người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương là 80.000 người (tăng 1.600 người).

Với nhóm 2 - người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp dự kiến được hỗ trợ là gần 24.500 người (tăng 23.000 người). Mức hỗ trợ một lần đối với người lao động ở nhóm 1 và nhóm 2 là 1,8 triệu đồng/người.

Công nhân ngành dệt - may dễ bị mất việc làm do tác động của dịch COVID-19.

Riêng lao động nữ đang mang thai, người đang nuôi con chưa đủ 6 tuổi ở cả hai nhóm trên là gần 21.000 người (tăng 5.000 người) sẽ hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/người.

Đối với nhóm 3, TPHCM có khoảng 230.000 người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị mất việc làm, giảm sâu thu nhập hoặc không có thu nhập do thực hiện giãn cách xã hội để kiểm soát dịch COVID-19 trên địa bàn TPHCM theo chỉ đạo của UBND TPHCM. Như vậy, qua thống kê tính đến thời điểm hiện nay, số người lao động ở nhóm 3 đã tăng 28.000 người. Mức hỗ trợ là 50.000 đồng/người/ngày, thời gian tạm tính trong 30 ngày.

Phương thức chi trả sẽ do Chủ tịch UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí được bổ sung theo đúng quy định. Các địa phương chịu trách nhiệm về việc xác định đối tượng theo đúng tiêu chí, điều kiện và thực hiện thẩm định, chi hỗ trợ người lao động; bảo đảm việc chi hỗ trợ đúng đối tượng, đúng chính sách.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện cũng chủ động sử dụng kinh phí đã được UBND TPHCM bổ sung để hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng dịch COVID-19. Trường hợp ngân sách địa phương có khó khăn thì báo cáo Sở Tài chính, Sở LĐTB-XH TPHCM để tổng hợp, báo cáo UBND TPHCM giải quyết kịp thời.

Về phương thức giám sát, Giám đốc Sở LĐTB-XH TPHCM đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM chủ trì cùng các tổ chức thành viên giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ của TPHCM.

Để kịp thời thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 theo Nghị quyết của HĐND TP, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiến nghị Thường trực UBND TP giao Sở Tài chính thẩm định, trình UBND TP bố trí kinh phí cho TP Thủ Đức và các quận - huyện để kịp thời triển khai thực hiện hỗ trợ theo quy định. Bên cạnh đó, chỉ đạo Sở Tài chính nhanh chóng chuyển kinh phí thực hiện cho TP Thủ Đức và các quận, huyện sau khi UBND TP có văn bản chấp thuận bổ sung kinh phí.

Trước đó, ngày 25/6, trong phiên họp thứ nhất HĐND TPHCM khóa X nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND TPHCM đã thông qua Nghị quyết số 09 về một số chế độ, chính sách phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 và hỗ trợ người dân bị tác động bởi dịch COVID-19 trên địa bàn TPHCM. Gói hỗ trợ của TPHCM trị giá 886 tỷ đồng và TPHCM là địa phương đầu tiên trong cả nước hỗ trợ quy mô lớn đối với người dân bị ảnh hưởng dịch COVID-19.

Nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ người bị ảnh hưởng COVID-19
Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 9 Nghị quyết, văn bản, Chính phủ ban hành 2 Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn vì COVID-19. Việc ban hành các chính sách đã góp phần khắc phục khó khăn trong đời sống nhân dân, người lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng, nhất là các chính sách về giảm, giãn, hoàn thuế.
Bộ LĐ-TB&XH đề xuất chi 945 tỷ đồng hỗ trợ 300.000 người lao động bị cách ly y tế
Đây là nội dung đáng chú ý trong đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động phải cách ly y tế.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị hỗ trợ cho 60.000 người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có công văn gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiến nghị bổ sung thêm đối tượng hỗ trợ do ảnh hưởng dịch COVID-19; trong đó kiến nghị bổ sung thêm đối tượng người lao động cần được hỗ trợ do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Top