Bầu cử ở Việt Nam trong cảm nhận của bạn bè quốc tế (bài 2): Quyền dự hội

2024-12-21 13:00:56
Tầm quan trọng của bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân
Bầu cử ở Việt Nam trong cảm nhận của bạn bè quốc tế: Ngày hội chính trị đặc sắc

LTS: Cử tri bầu cử để chọn những người thay mặt mình để lãnh đạo đất nước là một hoạt động chính trị thuần túy ở nhiều quốc gia. Căng thẳng, cam go, thậm chí phải đấu tranh quyết liệt của nhiều lực lượng cử tri cũng như giữa các ứng viên là chuyện thường tình. Nhưng ở Việt Nam, thật thú vị, hoạt động chính trị này không chỉ trọng đại, nghiêm túc, khắt khe trong chính trị mà còn rất háo hức, thuận hòa, tưng bừng, hân hoan trong đời sống của mọi tầng lớp dân chúng cũng như các thành phần ứng viên… Đó là cảm nhận chung của bạn bè khắp năm châu khi trò chuyện với Thời Đại về ngày hội toàn dân của chúng ta.

Quyền được biết

Cristy Fannie Suarez Bonotan: "Tôi thấy thông tin ứng viên được đặt ở nhiều địa điểm"

“Tôi thấy thông tin ứng viên được đặt ở nhiều địa điểm và cả các bảng tin trong khu phố để người dân theo dõi và được nhiều người quan tâm, một số người mở điện thoại tìm hiểu kỹ hơn về ứng viên trên internet. Dù không có các hoạt động diễn thuyết rầm rộ ngoài trời, hay diễu hành trên phố kêu gọi bỏ phiếu do các ứng viên tổ chức nhưng tôi thấy mức độ quan tâm tới cuộc bầu cử của người Việt Nam lớn hơn quê hương tôi rất nhiều vì ai đi qua cũng ngó vào bảng tin đó và dừng lại đọc, bàn tán, người dân tỏ ra háo hức với đi bầu cử hơn rất nhiều”, Cristy Fannie Suarez Bonotan (25 tuổi, Philippines, Giáo viên tiếng Anh tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) kể lại những điều mình chứng kiến.

Cùng ý kiến với Cristy Fannie Suarez Bonotan, ông Lee Gwi Soo – Giám đốc công ty Plaza I&C.,Ltd; Hội trưởng hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc tại Việt Nam nhận định: “Tôi nghĩ rằng việc đưa thông tin về các ứng cử viên đại biểu QH và HĐND một cách công khai, minh bạch, khách quan trước khi bỏ phiếu là vô cùng quan trọng. Yếu tố đạo đức của ứng viên tôi cho là quan trọng nhất. Tiếp đến là các chính sách hay chương trình hành động của họ nhằm mục tiêu cụ thể thiết thực là làm thế nào để phát triển và dẫn dắt một địa phương, một quận hay huyện”.

Ông Lee Gwi Soo – Giám đốc công ty Plaza I&C.,Ltd; Hội trưởng hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc tại Việt Nam.

Trong những ngày này, bất cứ vị trí, địa điểm nào ở đất nước Việt Nam cũng tràn ngập cờ, pa nô, áp phích và tranh ảnh cổ động, chuẩn bị cho ngày bầu cử Đại biểu Quốc Hội.

Liv Lavidaloca (23 tuổi, đến từ TP.Brighton, Vương quốc Anh)

Điều này khiến nữ họa sĩ Liv Lavidaloca (23 tuổi, đến từ TP. Brighton, Vương quốc Anh) cảm thấy quan tâm và để ý hơn, sau đó từng điều bất ngờ lần lượt được cô chứng kiến. Trong đó, điều khiến cô ấn tượng nhất chính là việc thẻ cử tri và bản tiểu sử các ứng viên được in màu trang trọng rồi gửi đến từng gia đình.

Liv Lavidaloca nói rằng việc đưa danh sách và tiểu sử ứng viên đến tận nhà là điều rất độc đáo, có thể có một chút tốn kém nhưng trong thời điểm hiện tại thì đây là cách hay để những người lớn tuổi đặc biệt là người không biết sử dụng internet có thể tìm hiểu ứng viên họ định bầu mà không cần đến các điểm công bố thông tin, tránh lây lan dịch bệnh.

Được hỏi, được yêu cầu

Đối với Ouan Yang (SN 1995, quê quán Thủ đô Viêng Chăn, Lào, hiện đang theo học Thạc sỹ tại Học viện Ngoại giao), những ngày gần đây do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 anh được biết có những khu vực đã tổ chức tiếp xúc cử tri online để cử tri được an toàn nhưng vẫn đảm bảo cho họ biết được thông tin về các đại biểu cũng như chương trình ứng cử của họ. Hay cũng có những khu vực phải bỏ phiếu sớm, bỏ phiếu trong tình trạng giãn cách để đảm bảo ai cũng được thực hiện quyền công dân. Ouan Yang nhận định đây là điều rất đặc biệt trong kỳ bầu cử lần này.

“Cũng giống như ở đất nước tôi, Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại Việt Nam dịp người dân khẳng định quyền làm chủ. Mọi người dân lúc này không phân biệt giàu nghèo, nam nữ, tôn giáo đều có lá phiếu riêng của mình để bầu chọn cho ứng cử viên mà mình tin tưởng sẽ góp phần đưa đất nước phát triển, mạnh giàu hơn nữa”, Ouan Yang nói.

Trong khi đó, Nhà báo Alberto Salazar (Trưởng Phân xã Prensa Latina (Cuba) thường trú tại Việt Nam) cảm nhận rõ không khí lễ hội của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt Nam đang đến gần khi cờ hoa, pano, áp phích về bầu cử xuất hiện rực rỡ trên đường phố.

Nhà báo Alberto Salazar: "Tôi cảm nhận rõ không khí lễ hội của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội ở Việt Nam".

“Qua các thông tin trên báo đài, cũng như trong quá trình tác nghiệp của mình suốt thời gian qua, tôi nhận thấy người dân Việt Nam không phân biệt già trẻ, giai cấp, tôn giáo... đều rất quan tâm và có trách nhiệm trước sự kiện lớn này. Họ tìm hiểu thông tin và thảo luận với nhau về các ứng cử viên. Điều này thể hiện sự quan tâm cũng như trách nhiệm của họ đối với lá phiếu của mình để tìm ra ứng cử viên xứng đáng nhất. Theo tôi, bầu cử Quốc hội ở Việt Nam là một minh chứng rõ ràng về việc người dân Việt Nam được lựa chọn những đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.

Năm 2021, kỳ bầu cử Quốc hội của Việt Nam diễn ra khi dịch COVID-19 có những diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, không vì thế mà không khí bầu cử trở nên trầm lắng. Các bạn đã rất khéo léo lựa chọn các phương thức trực tuyến để bảo đảm quyền tiếp xúc với ứng cử viên của các cử tri, cũng như cung cấp thông tin rộng rãi đến người dân. Đó là sự sáng tạo và cũng là điểm đánh nhớ của kỳ Bầu cử Quốc hội năm nay”, Nhà báo Alberto Salazar chia sẻ.

Được tham gia bầu, được ứng cử

Ở Việt Nam, bất cứ công dân nào đến tuổi trưởng thành cũng có quyền được tự quyết định chọn người thay mặt mình tham gia vào hệ thống chính trị nước nhà. Cũng như vậy, ai đủ tiêu chuẩn cũng được tham gia ứng cử công bằng, công khai để có thể được bầu vào bộ máy lãnh đạo nhân dân.

Giảng viên Yoshida Hiroshi (Khoa ngôn ngữ và Văn hoá Nhật Bản, trường Đại học Đại Nam, Hà Nội)

Nhận định về điều này, ông Lee Gwi Soo – Giám đốc công ty Plaza I&C.,Ltd; Hội trưởng hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc tại Việt Nam nói: “Tôi nhận thấy rõ toàn bộ người Việt trong độ tuổi quy định được tham gia bỏ phiếu và tự mình lựa chọn ra những nhà lập pháp có năng lực, uy tín. Việc lựa chọn được các ứng cử viên có khả năng phát triển kinh tế địa phương và đất nước đồng thời góp phần thúc đẩy an sinh xã hội an toàn cho người dân là vô cùng thiết yếu”.

Trong khi đó, Giảng viên Yoshida Hiroshi (Khoa ngôn ngữ và Văn hoá Nhật Bản, trường Đại học Đại Nam, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi cũng đã tìm hiểu về các quy trình bầu cử ở Việt Nam. Tính dân chủ trong bầu cử Quốc hội Việt Nam thể hiện ở chỗ là tất cả mọi người đều có quyền được ứng cử, được thông qua 1 tổ chức cấp xã, cấp huyện, cấp quận. Ứng cử viên đó, người dân có thể bầu hoặc không bầu làm đại biểu quốc hội. Thông tin các ứng cử viên đại biểu và các chương trình hành động đều được cập nhật rõ ràng để mọi người dân có thể lựa chọn những ứng cử viên xứng đáng cho mình”.

Ngài Vladimir Goshin, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Belarus tại Việt Nam

Ngài Vladimir Goshin, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Belarus tại Việt Nam nhận xét: “Phương pháp này đảm bảo cho sự ổn định về hệ thống chính trị trong xã hội phát triển lành mạnh tự tin không có những cú sốc lớn cho xã hội. Trong giai đoạn tiếp theo cuộc bầu cử diễn ra theo các tiêu chuẩn của sự dân chủ trong đó sẽ lựa chọn (từ 868 ứng cử viên lấy 500 đại biểu). Trong danh sách ứng cử có các ứng cử viên là người ngoài Đảng: 74 người, gần một nửa số ứng viên kỳ này là phụ nữ, một phần không nhỏ là đại diện cho các dân tộc thiểu số”.

Những cách tuyên truyền bầu cử độc đáo ở Gia Lai
Tuyên truyền bầu cử bằng tiếng dân tộc thiểu số, đi từng buồng giam, “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, “ăn- ở - lao động cùng bà con”, đội ngũ người có uy tín tham gia tuyên truyền, vận động người dân… đó là những cách làm mới độc đáo ở Gia Lai.
Thông điệp từ tranh tuyên truyền cổ động bầu cử
Thông điệp từ tranh tuyên truyền cổ động bầu cử.

Top