8 giai đoạn khủng hoảng của trẻ, nếu biết sẽ nuôi dạy con dễ dàng |
12 điều bố mẹ tốt luôn làm với con |
Trong quá trình nuôi dạy con, bố mẹ sẽ không trách khỏi việc mắc phải những sai lầm. Nhưng có những lỗi có thể chấp nhận được, ngược lại có những hành động vô tình ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí hủy hoại tương lai của con. Muốn con trở thành người có tư duy độc lập, sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, cần lưu ý tránh những điều dưới đây.
Bố mẹ đôi khi phát điên trước những trò nghịch ngợm của con hoặc la hét khi con mắc lỗi. Tuy nhiên nên hạn chế chì chiết, trách mắng con, đặc biệt trước mặt mọi người. Khi trong hoàn cảnh đó, trẻ thực sự không chú tâm tới những lời răn dạy của bố mẹ, cũng chưa nhận thức được lỗi sai, mà chỉ chú ý tới thái độ của mọi người xung quanh. Bạn thử đặt bạn vào trường hợp của con, khi đó bạn sẽ cảm thấy xấu hổ thế nào. Việc chê bai con trước mặt mọi người sẽ làm trẻ mất tự tin, xấu hổ, rất khó để trẻ sau này rũ bỏ mọi cảm xúc tiêu cực đó.
Nhiều bố mẹ bị ảnh hưởng bởi cách mình được dạy dỗ thời xưa và cũng áp dụng cách thức đó với con mình. Người bị cấm đoán, đe nẹt, đánh đập thời nhỏ thì sau này khi làm bố mẹ cũng có xu hướng dạy con y như vậy. Làm cha mẹ thời hiện đại là một hành trình dài đòi hỏi sự kiên nhẫn, yêu thương con vô điều kiện và học hỏi không ngừng. Hãy luôn tìm cách để trao dạy con những điều tốt nhất. Đừng để con phải chịu đựng kiểu dạy dỗ “độc tài” như xưa kia mình đã phải chịu.
Nếu bố mẹ không ôm ấp con thường xuyên, không thể hiện tình cảm với con, đó không chỉ là điều thiệt thòi với con mà còn khiến trẻ cảm thấy bị tách biệt khỏi gia đình. Trẻ nhỏ luôn sợ bố mẹ không yêu mình, vì thế hãy luôn lắng nghe, kiên nhẫn với con và tôn trọng cảm úc của con. Vẫn biết bố mẹ luôn bận rộn với công việc kiếm tiền, 8 tiếng làm việc công sở rút cạn sức lực của bố mẹ, nhưng nếu con ngỏ ý muốn nói chuyện hoặc chơi với bố mẹ một lúc, hãy cố gắng đáp ứng nhu cầu đó của con,
Cha mẹ luôn là tấm gương cho con nhìn vào. Điều thú vị là có mối liên hệ chặt chẽ giữa lối sống của các bà mẹ với việc tăng cân ở trẻ. Những phụ nữ có lối sống lành mạnh, nguy cơ béo phì ở trẻ em thấp hơn đến 75%. Các nhà nghiên cứu cho rằng những thói quen tốt đều có ảnh hưởng hết sức tích cực đến trẻ em. Ngoài ra nếu bố mẹ dành thời gian chơi với con, con cũng phát triển toàn diện hơn.
Nếu bố mẹ từng bị giáo dục theo kiểu “độc tài”, từng bị ông bà xưa kia kìm kẹp quá mức, áp đặt, bị mất tự do, thì rất dễ sau này, khi có con, những bố mẹ đó sẽ thả lỏng con, trao cho con nhiều đặc quyền mà xưa kia mình không có. Đây có thể coi như một cách làm dịu những tổn thương xưa kia bố mẹ phải chịu. Tuy nhiên, điều đó lại không tốt cho trẻ. Cố gắng tư duy mạch lạc và phân định rõ ràng mọi thứ.
Bố mẹ nào cũng yêu thương con, coi con là tài sản vô giá và luôn có xu hướng muốn cho con mọi thứ tốt nhất. Tuy nhiên nếu thỏa mãn mọi sở thích, đòi hỏi của con, con bạn sẽ dần trở nên ích kỷ và không biết nỗ lực để đạt được mục tiêu. Nếu con đòi mua quá nhiều đồ chơi, bạn cứ thẳng thắn nói rằng bạn không còn tiền, yêu cầu con chờ tới tháng sau có lương. Đảm bảo con sẽ hợp tác và không mè nheo nữa.
Trẻ luôn tin tưởng người thân, đặc biệt là bố mẹ. Dù có thi thoảng bị quát mắng, thì trong tiềm thức của con, bố mẹ vẫn luôn là người yêu thương chúng nhất. Nhà là nơi an toàn hơn bất cứ nơi đâu. Tuy nhiên trẻ sẽ dễ bị mất lòng tin khi thấy cha mẹ thường xuyên mất kiểm soát cảm xúc và khiến chúng sợ hãi. Điều này diễn ra nhiều lần sẽ đẩy trẻ ra xa khỏi bố mẹ, dẫn đến mất kết nối giữa các thành viên. Và trẻ con lòng tin (đặc biệt là thanh thiếu niên) rất dễ mất nếu cha mẹ mất kiểm soát cảm xúc và khiến chúng sợ hãi. Điều này có thể dẫn đến mất kết nối tình cảm của họ với gia đình và không cảm thấy được bảo vệ.
Trẻ học cách đối mặt với các vấn đề từ cách bố mẹ vượt qua những khó khăn. Nếu bố mẹ cư xử thô bạo, hung hăng với trẻ, sau này, trẻ cũng sẽ trở thành người thô lỗ y như vậy. Trẻ có thể sẽ gặp vấn đề kiểm soát sự tức giận và thường xuyên thất bại khi gặp những cảm xúc tiêu cực.
Một trong những cách tốt nhất để kết thúc tranh cãi là bỏ đi và quên nó đi. Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi thứ sẽ tự giải quyết. Sau cuộc tranh cãi với con, bố mẹ cần tìm thời điểm thích hợp để lắng nghe, giải thích, uốn nắn lại hành vi của con.
Để làm được điều này, bạn phải bình tĩnh và trao cho con quyền bình đẳng, thể hiện sự tôn trọng với con bạn. Luôn luôn lắng nghe con, cho con biết bạn quan tâm đến cảm giác của con và cố gắng nhìn nhận vấn đề từ quan điểm của góc nhìn của con. Sau đó, hãy nói về cảm xúc của bạn, giải thích lý do tại sao bạn tức giận và xin lỗi. Đây là cách để cho trẻ thấy rằng bạn không phải là kẻ thù của con và con hoàn toàn có thể tin tưởng bạn.
Nguy hiểm khôn lường từ việc bố mẹ ép con phải ôm hôn người khác Những hành động tiếp xúc quá thân mật, những cái ôm hay hôn có thể khiến trẻ nghĩ rằng việc người lạ chạm vào các ... |
10 tình huống bố mẹ đang hại con mà không hay biết Cù lét trẻ, dùng đèn ngủ trong phòng của trẻ, bắt ép trẻ phải nhường đồ chơi và biết chia sẻ với mọi người là ... |
7 lỗi chăm sóc trẻ bố mẹ nào cũng từng mắc phải một lần Sờ vào trán con để đoán con sốt bao nhiêu độ, dỗ con bằng điện thoại thông minh, ủ ấm con kho con sốt là ... |
Nguồn bài viết : TK giải đặc biệt