Bị Mỹ "thúc"dừng tiếp nhận tên lửa S-400 của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ khó xử |
Lãnh đạo các nước mong muốn tăng cường hợp tác với Mỹ sau 4 năm "sóng gió" với chính quyền Trump |
Đã gần 2 tháng kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn chưa gọi điện cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và điều này được coi là một tín hiệu đáng lo ngại. Trước kia, chỉ ít ngày sau cuộc bầu cử năm 2016 ở Mỹ, ông Trump đã điện đàm với ông Erdogan.
Ông Biden khi làm Phó Tổng thống Mỹ gặp nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hồi tháng 1/2016 ở Istanbul. Ảnh: AP |
Được biết, mối quan hệ giữa Ankara và Washington - vốn từng coi nhau là đối tác chiến lược - đã xấu đi trong những năm gần đây do bất đồng về Syria, về hợp tác của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga và gần đây là về sự can thiệp của hải quân Thổ Nhĩ Kỳ ở phía đông Địa Trung Hải, điều mà giới chức Mỹ cho là gây bất ổn.
Dù căng thẳng, nhiều người trong chính quyền Ankara vẫn hy vọng vào bốn năm nữa của chính quyền do Tổng thống Donald Trump đứng đầu, vì ông có quan hệ cá nhân với ông Erdogan và không lên án tình hình nhân quyền ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Biden đã vấp phải sự chỉ trích từ Ankara sau cuộc phỏng vấn với tờ New York Times, trong đó ông nói về việc ủng hộ phe đối lập ở Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Tổng thống Erodgan "chuyên quyền".
Theo AP, trong các tuyên bố công khai, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ coi nhẹ việc không nhận được cuộc điện thoại nào từ Nhà Trắng, nhấn mạnh rằng đối thoại vẫn diễn ra ở nhiều cấp độ khác. Tuy vậy, một quan chức giấu tên tiết lộ rằng văn phòng của Tổng thống Erdogan "không vui" về điều đó.
Thực tế, chỉ còn rất ít "bạn" do chính sách đối ngoại quyết đoán và các phát biểu chống phương Tây, Thổ Nhĩ đang tìm cách thu hút các khoản đầu tư nước ngoài để giải cứu nền kinh tế đang gặp khó khăn. Tổng thống Erdogan cố gắng tiếp cận Mỹ và các quốc gia châu Âu cùng nhiều đồng minh cũ khác nhằm hàn gắn các mối quan hệ trục trặc và chấm dứt sự cô lập quốc tế.
Trong khi đó, tuyên bố sẽ khôi phục các liên minh quốc tế, các mối quan hệ truyền thống và củng cố NATO, Tổng thống Biden sẽ quan tâm tái thiết các mối quan hệ và cố gắng kéo Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi phạm vi ảnh hưởng của Nga. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng sẽ rất khó để thiết lập lại mối quan hệ, vì có nhiều vấn đề mà hai nước còn bất đồng, đặc biệt là việc Ankara mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Cho rằng hệ thống này tạo ra mối đe dọa đối với NATO và đối với chương trình F-35 của Mỹ, Washington đã loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình sản xuất chiến cơ này, và năm ngoái còn trừng phạt nhiều quan chức cấp cao trong ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời đình chỉ các giấy phép xuất khẩu quân sự.
Phía Thổ Nhĩ Kỳ lập luận hệ thống S-400 của Nga (tiêu tốn của nước này 2,5 tỷ USD) không phải là mối đe doạ đối với NATO và liên tục kêu gọi đối thoại để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, Washington khẳng định không dỡ bỏ cấm vận chừng nào hệ thống vũ khí Nga vẫn còn trên đất Thổ.
UAV Nga dội bom phá tan hoang cứ điểm lực lượng thân Thổ Nhĩ Kỳ |
Bắc Kinh tuyên bố trả đũa Washington sau khi 60 công ty bị chính quyền Mỹ đưa vào danh sách đen |
Nguồn bài viết : Trực tiếp bóng đá