Hợp tác giáo dục gắn kết tình hữu nghị Việt - Lào |
Ba mô hình đào tạo, bồi dưỡng lưu học sinh Lào hiệu quả, thiết thực |
Southida Tanphanith (tên Việt Nam là Nguyễn Thị Phương Vy) - cựu sinh viên Khóa 47 (Khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao, Học viện Ngoại giao) là người gốc Việt, sinh ra và lớn lên tại Lào. Ông bà và bố mẹ Southida Tanphanith đã định cư ở Lào hơn nửa thế kỷ. Mùa hè 2008, Southida Tanphanith lên 6 tuổi. Năm đó cũng là lần đầu tiên cô được cùng gia đình trở về thăm quê hương Việt Nam. Từ đó, mỗi năm đến dịp hè, Southida Tanphanith lại được cùng bố mẹ trở về Việt Nam, khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng của quê nhà như: Quảng Bình, Huế, thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Bình, Đà Nẵng...
Những bức ảnh kỷ niệm của gia đình Southida Tanphanith tại Việt Nam. (Ảnh: NVCC) |
"Những chuyến đi để lại trong tôi ấn tượng về một Việt Nam phát triển với nhiều điểm du lịch và giải trí hấp dẫn. Tình cảm với Việt Nam trong tôi đã được vun đắp từ đó. Năm 18 tuổi, tôi nỗ lực giành học bổng do Bộ Giáo dục và Đào tạo hai nước phối hợp trao tặng để có cơ hội học tập tại Việt Nam.
Southida Tanphanith ấn tượng nhất với chuyến đi tới Mộc Châu, Sơn La. (Ảnh: NVCC) |
Trong suốt bốn năm học tại Việt Nam, tôi tận dụng thời gian rảnh để du lịch và khám phá quê hương của mình. Tôi đã cùng bạn bè đại học đến thăm nhiều danh thắng như Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám, chùa Bái Đính, Tràng An...
Chưa thành thạo tiếng Việt, nhưng tôi không gặp nhiều khó khăn trong những chuyến đi. Dịch vụ du lịch tại Việt Nam rất thuận tiện và giá cả phải chăng. Tôi nhớ có lần đã chuẩn bị 500,000 VNĐ cho tiền xe nhưng cuối cùng chỉ phải trả 200,000 VNĐ.
Chuyến đi để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong tôi là chuyến tới Mộc Châu cùng cô giáo người Việt. Tôi đã trải nghiệm hành trình hơn 20km đường đèo bằng xe máy, tuy khá sợ nhưng lại rất vui.
Tôi đã được ngắm nhìn những con suối, ruộng bậc thang và thưởng thức món lẩu cá tầm tại một nhà hàng ven triền núi. Tôi cũng cảm thấy ấm lòng khi được bà con đồng bào tại Mộc Châu hỏi thăm và chỉ đường tận tình khi đi lạc.
Càng sinh sống lâu ở Việt Nam, tôi càng cảm nhận được rõ nét sự gắn kết sâu nặng giữa bản thân với văn hóa, con người Việt Nam.
Sau khi tốt nghiệp, tôi sẽ tìm kiếm cơ hội để sinh sống và làm việc tại Việt Nam để hiểu thêm về đất nước mà mình đang mang dòng máu", Southida Tanphanith chia sẻ.
Từ nhỏ Sengphet Phomsychanh - cựu sinh viên Khóa 47 (Khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao, Học viện Ngoại giao) đã được bố kể về những câu chuyện lịch sử thấm đượm tình hữu nghị của nhân dân Việt Nam - Lào. Sengphet Phomsychanh mong muốn được đặt chân tới Việt Nam và học tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai của mình. Năm 15 tuổi, ước mơ của Sengphet Phomsychanh đã thành hiện thực khi giành được học bổng cấp ba tại trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn.
Sengphet Phomsychanh (áo đỏ, đứng giữa) cùng các lưu học sinh Lào tại trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn. (Ảnh: NVCC) |
Theo lời kể của Sengphet Phomsychanh, thời gian đầu học tiếng Việt, anh gặp không ít khó khăn bởi tiếng Lào và tiếng Việt có chữ viết, phát âm và dấu câu hoàn toàn khác nhau. Những từ khó phát âm trong tiếng Việt như “ngoan ngoãn”, “thức khuya”,... Sengphet Phomsychanh học trong một khoảng thời gian dài để có thể phát âm đúng.
Sengphet Phomsychanh đã tốt nghiệp Học viện Ngoại giao vào tháng 7, 2024. (Ảnh: NVCC) |
"Tôi đã cải thiện kỹ năng nói bằng cách nghe và hát theo rất nhiều bài hát Việt Nam. Thời gian học đại học, tôi có một nhóm bạn thân là người Việt và chúng tôi thường xuyên giao lưu, tâm sự với nhau. Trước kia, tôi phát âm chưa chuẩn những từ như “thỏa thuận”, “rèn luyện”, nhưng khi được các bạn góp ý, tôi đã ghi nhớ và không bao giờ lặp lại lỗi sai nữa. Việc học tiếng Việt quả thật đã dễ dàng và thú vị hơn nhiều nhờ sự giúp đỡ của những người bạn Việt Nam.
Nhờ khả năng giao tiếp tốt, tôi có cơ hội trải nghiệm sâu văn hóa và lễ hội của Việt Nam, đồng thời lan tỏa văn hóa Lào đến người Việt.
Năm ngoái, vào dịp Tết Nguyên Đán, Học viện Ngoại giao tổ chức hội thi nấu các món truyền thống của cả Lào và Việt Nam, tôi đã vinh dự đại diện cho du học sinh Lào giới thiệu ẩm thực nước mình đến thầy cô và bạn bè người Việt.
Những kỷ niệm ấy đã giúp tôi cảm nhận rõ nét sự gắn kết giữa văn hóa hai nước, đồng thời có thêm động lực để trau dồi tiếng Việt", Sengphet Phomsychanh nói với phóng viên tạp chí Thời Đại.
Ketsana Keobounmee, Trưởng đoàn Lưu học sinh Lào tại Học viện Ngoại giao sang Việt Nam học từ năm 2017. Từ đây Ketsana Keobounmee có cơ hội thưởng thức nhiều món đặc sản của các vùng miền và dần yêu thích ẩm thực Việt Nam.
Ketsana Keobounmee trong chuyến du lịch tới Hội An, Quảng Nam. (Ảnh: NVCC) |
"Món ăn Việt khiến tôi ấn tượng nhất là bún chả, không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà còn vì nó gắn liền với cô giáo dạy tiếng Việt mà tôi rất yêu quý. Lần đầu tiên tôi được ăn bún chả là ở nhà của cô vào mùa hè đầu tiên tôi đến Việt Nam.
Dù đã nhiều năm trôi qua, tôi vẫn nhớ đã được cô giới thiệu về nguyên liệu làm bún chả, gồm thịt lợn, nước mắm, đường, hành khô, ớt, chanh, rau sống ăn kèm,....
Lần đầu tiên ăn bún chả, tôi không biết phải thưởng thức món ăn này như thế nào. Vậy là cô giáo đã hướng dẫn chúng tôi cho một chút bún, thịt nướng và rau sống vào nước chấm, nhưng sẽ không cho hết một lần mà ăn đến đâu cho đến đó và từ từ thưởng thức món ăn. Theo tôi, “hồn cốt” của món này là bát nước chấm, nếu nước chấm ngon thì hương vị sẽ rất tuyệt vời", Ketsana Keobounmee kể.
Ketsana Keobounmee nói đã tự tay chế biến nhiều món ăn Việt Nam cho những người bạn Lào cùng ký túc xá. "Nguyên liệu cho các bữa ăn mà tôi nấu được mua ngay tại chợ dân sinh gần trường vì giá thực phẩm rẻ và có thể tìm thấy mọi nguyên liệu cần có.
Món ăn mà tôi hay chế biến và nấu thuần thục nhất là món gà om nấm. Sau một lần được thưởng thức món ăn này tại nhà ăn của trường và quá ấn tượng với hương vị của nó, tôi đã nhờ các cô trong nhà bếp hướng dẫn cách chế biến.
Khi quay trở lại Lào, tôi sẽ duy trì thói quen nấu và thưởng thức đồ ăn Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày. Đây cũng sẽ là cách để tôi vơi đi nỗi nhớ với mảnh đất đã gắn bó suốt những năm tháng cấp 3 và sinh viên của mình", Ketsana Keobounmee cho biết.
Lưu học sinh Lào: sẽ giới thiệu cho gia đình, bạn bè những điểm đến nổi tiếng của Việt Nam Học tập ở Việt Nam, các lưu học sinh Lào được trải nghiệm thực tế, tham quan nhiều thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. Qua đó, các em hiểu thêm về lịch sử, văn hóa các vùng miền trên đất nước hình chữ S. |
Lưu học sinh Lào tại Sơn La cùng chinh phục tiếng Việt Trường cao đẳng Sơn La vừa tổ chức ngoại khóa “Lưu học sinh Lào - hành trình cùng tiếng Việt” năm 2024. |