GNI tập huấn về nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn tại Hòa Bình

2024-12-20 20:40:19
Nắng nóng "càn quét", các nghiệp đoàn châu Âu tìm cách bảo vệ lao động làm việc ngoài trời
Việc một công nhân vệ sinh đô thị ở Madrid tử vong vì sốc nhiệt chi tháy những nguy cơ mà các lao động phải đối mặt trong điều kiện thời tiết cực đoan.
Tập huấn kiến thức marketing du lịch sinh thái cho 30 người dân tộc thiểu số
Các học viên là người dân tộc thiểu số đã được trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể tự quảng bá cho các dịch vụ du lịch sinh thái tỉnh Quảng Bình.

Tập huấn do các chuyên gia đến từ Good Neighbors Hàn Quốc giảng dạy, với sự tham gia của các thành viên HTX và nhóm sinh kế chăn nuôi lợn tại Mai Châu, cán bộ nông nghiệp của huyện Mai Châu và toàn bộ nhân viên phát triển sinh kế của GNI tại 6 dự án phát triển cộng đồng.

Với mong muốn nâng cao nhận thức về thực hành nông nghiệp sinh thái, tận dụng nguồn tài nguyên có sẵn để làm thức ăn chăn nuôi, bên cạnh các buổi lên lớp tập trung để hướng dẫn lý thuyết các thành viên còn được tham gia các buổi thực hành cũng như tham quan mô hình sản xuất thực tế tại địa phương.

Tập huấn có sự tham gia của các thành viên HTX và nhóm sinh kế chăn nuôi lợn tại Mai Châu, cán bộ nông nghiệp của huyện Mai Châu và toàn bộ nhân viên phát triển sinh kế của GNI tại 6 dự án phát triển cộng đồng.

Các hoạt động như hướng dẫn làm chế phẩm IMO (Indigenous Microorganism) và các giải pháp tự nhiên để tạo môi trường sống cho hệ vi sinh vật có lợi cho vật nuôi và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; Giới thiệu mô hình chăn nuôi gà, lợn theo phương thức tự nhiên và các giải pháp để tăng hiệu quả kinh tế; Hướng dẫn phương pháp canh tác theo hướng tự nhiên và tầm ảnh hưởng của phương pháp này đối với môi trường, kinh tế hộ gia đình đã thu hút sự quan tâm và thảo luận sôi nổi từ các thành viên.

“Tôi thấy khóa học này rất bổ ích đối với không chỉ chúng tôi mà còn đối với các thành viên nhóm chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Mai Châu. Những phương pháp này rất mới mẻ đối với tôi, hi vọng trong thời gian tới cùng với sự hỗ trợ của tổ chức GNI, chúng tôi sẽ thực hành và nâng cao chất lượng lợn thịt, để HTX ngày một phát triển” - ông Hà Thế Nhiên, Giám đốc HTX chăn nuôi lợn đen Mường Pa chia sẻ.

GNI hi vọng sau khi tham gia khóa tập huấn, các thành viên nhóm sinh kế có thể áp dụng trong hoạt động sản xuất tại hộ gia đình, tận dụng các nguồn tài nguyên sẵn có xung quanh để làm thức ăn chăn nuôi, giảm chi phí sản xuất nhưng vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm.

“Tôi thích nhất phần làm thức ăn cho lợn từ hoa quả, nhà tôi có nhiều hoa quả, tôi sẽ về thực hành ngay. Đây là lớp học rất hay, giảng viên đã dạy được cho chúng tôi về cách tận dụng những thứ mà mình bỏ đi” - thành viên nhóm chăn nuôi lợn xóm Băng tại Mai Châu chia sẻ.

GNI hi vọng sau khi tham gia khóa tập huấn, các thành viên nhóm sinh kế có thể áp dụng trong hoạt động sản xuất tại hộ gia đình.

Về định hướng lâu dài của chương trình Phát triển sinh kế của GNI, ông Ninh Văn Nghị - Quản lý bộ phận phát triển sinh kế cho biết: “Sản xuất nông nghiệp theo phương thức sinh thái, tuần hoàn là một trong những giải pháp giúp cho người dân giảm thiểu 2 rủi ro lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp đó là thị trường và dịch bệnh.

Áp dụng thực hành nông nghiệp sinh thái, bà con không những tiết kiệm được chi phí sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng cao mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (đất trồng, nguồn nước), hệ sinh thái đồng ruộng để sự phát triển bền vững.

Khóa tập huấn này là khởi đầu chương trình Nông nghiệp sinh thái mà tổ chức GNI sẽ hỗ trợ bà con triển khai nhân rộng trong thời gian tới đây để phát triển kinh tế, tăng thu nhập một cách bền vững”.

Doanh nghiệp Thái Lan góp tiền cùng chính phủ bình ổn giá xăng, dầu
Các nhà máy dầu khí tại Thái Lan đã đồng ý mỗi tháng đóng góp 8 tỷ baht (hơn 227 triệu USD) cho Quỹ Nhiên liệu dầu nhằm giúp Chính phủ Thái Lan bình ổn giá xăng, dầu trong nước.
Quỹ IFAD có vai trò quan trọng hỗ trợ Việt Nam phát triển nông nghiệp, nông thôn
Trong suốt 29 năm qua, Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) đã hỗ trợ Việt Nam thông qua các nguồn viện trợ, vốn vay ưu đãi và hỗ trợ kỹ thuật, bổ sung nguồn lực quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Top