Việt Nam là quốc gia đầu tiên về đích trước Mục tiêu Thiên niên kỷ của LHQ về giảm nghèo Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. Theo Thủ tướng, trong giai đoạn 2016-2020, đã đưa tỷ lệ nghèo từ 9,88% (năm 2015) còn 3,75% vào năm 2019 và dự kiến dưới 3% trong năm 2020, đưa Việt Nam thành một quốc gia đầu tiên về đích trước Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc về giảm nghèo. |
Liên Hợp Quốc và dư luận quốc tế ca ngợi Việt Nam luôn bảo vệ và thúc đẩy quyền con người lên hàng đầu Ngày 10/12, Liên hợp quốc (LHQ) đã tiến hành kỷ niệm Ngày Nhân quyền quốc tế. Năm nay, Ngày kỷ niệm tập trung vào những thách thức, cơ hội đặt ra do đại dịch COVID-19, kêu gọi mọi quốc gia đẩy mạnh bảo vệ quyền con người, xây dựng lại một thế giới tốt đẹp hơn sau đại dịch. |
Hết năm 2020, hơn 32 huyện thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn
Phát biểu tại hội nghị, ông Tô Đức cho biết, giảm nghèo là một nhiệm vụ có ý nghĩa xã hội bậc nhất và mang đậm tình người nhất trong chủ trương, chính sách và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước đối với Nhân dân. Đây là một định hướng xã hội chủ nghĩa quan trọng của xã hội Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm đảm bảo quyền con người, nhất là quyền được đảm bảo an sinh xã hội của người dân. Hơn 30 năm qua, Việt Nam đã là một trong những hình mẫu thành công trên thế giới về thành tựu xoá đói giảm nghèo.
Theo ông Tô Đức, trong giai đoạn 2016 - 2020, mặc dù Việt Nam gặp nhiều thiên tai, bệnh dịch, ngân sách còn nhiều khó khăn nhưng Quốc hội, Chính phủ đã tăng nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo gấp 2 lần so với giai đoạn trước; 21% ngân sách nhà nước đã giành cho phúc lợi xã hội, đây là mức cao nhất trong các nước ASEAN.
Trong đại dịch COVID-19, nhiều người nghèo, kể cả lao động ở khu vực thành thị thiếu việc làm, Việt Nam đã có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho 13 triệu người từ ngân sách nhà nước.
Toàn cảnh hội nghị. |
Với chính sách, nguồn lực đầu tư của nhà nước, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chung tay của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tổ chức thiện nguyện, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước từ 9,88% cuối năm 2015 xuống còn 3,75 cuối năm 2019, dự kiến chỉ còn dưới 3% năm 2020 (đây là mức giảm nghèo đa chiều nhanh so với thế giới) - đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên về đích trước mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc về giảm nghèo.
Thu nhập bình quân của người nghèo tăng 2,3 lần giai đoạn 2016-2020. Người nghèo có khả năng lao động được hỗ trợ sinh kế, phát triển sản xuất, chăn nuôi trồng trọt phù hợp với nhu cầu. Đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện, mang lên rõ rệt.
Hỗ trợ hơn 15.000 dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả với trên 2,2 triệu hộ hưởng lợi; tổng kinh phí thực hiện là8 nghìn tỷ đồng.
Hơn 25 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo được dạy nghề, tạo việc làm, bồi dưỡng kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi, kỹ năng nghề nghiệp, sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để vươn lên thoát nghèo, làm giàu.
Hỗ trợ cho 5.500 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài.
Tổng số khoảng 18.000 công trình cơ sở hạ tầng được đầu tư, đã đưa vào sử dung trên 15.000công trình; khoảng 7.000 công trình được duy tu bảo dưỡng. Tổng nguồn vốn đầu tư trên 32.000 tỷ đồng.
Đến hết năm 2020, dự kiến có 32 huyện nghèo, 103 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng khó khăn. Đối với các xã, thôn ĐBKK vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, dự kiến 550 xã hoàn thành Chương trình 135 và 1.286 thôn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135.
Các cấp, các ngành, người dân và đặc biệt là người nghèo đã nỗ lực, thi đua thực hiện Phong trào, phong trào thoát nghèo đã được nhiều người nghèo thực hiện trên phạm vi cả nước, nhiều tấm gương sáng nổi bật, điển hình trong cộng đồng như cụ bà Đỗ Thị Mơ (84 tuổi) xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa; 44 hộ nghèo người Dao ở xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh; 470 hộ nghèo huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An; 51 hộ ở vùng cao Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái; 25 hộ tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình và nhiều tấm gương sáng, điển hình thoát nghèo khác trên cả nước.
Có nhiều cách làm hay, sáng tạo như 7 chính sách đặc thù hỗ trợ giảm nghèo đa chiều ở TP Hồ Chí Minh, “Mỗi tổ chức, cá nhân giúp đỡ ít nhất một hộ nghèo” ở quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh; Chương trình “Đảng viên, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo” ở tỉnh Quảng Nam, huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang. Ngân sách của các địa phương đều giành hỗ trợ cho Ngân hàng Chính sách xã hội để tăng nguồn lực cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay với lãi suất thấp như Thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng,...
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã vận động ủng hộ Qũy “Vì người nghèo” 4 cấp và các hoạt động an sinh xã hội với số tiền gần 20 nghìn tỷ đồng, xây khoảng 170 nghìn căn nhà cho hộ nghèo.
Ông Tô Đức - Chánh Văn phòng quốc gia về giảm nghèo (Bộ LĐ-TB&XH) phát biểu tại hội nghị. |
Theo Chánh văn phòng quốc gia về giảm nghèo, Việt Nam chịu tác động lớn nhất trên thế giới từ biến đổi khí hậu và thường xuyên chịu thiên tai, nên công cuộc giảm nghèo và chống tái nghèo còn nhiều khó khăn: tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số và người khuyết tật và gia đình có người khuyết tật còn cao.
Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, dễ tái nghèo, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%; chuẩn thu nhập trong chuẩn nghèo đa chiều còn thấp, bằng 45% chuẩn mức sống tối thiểu, chưa được điều chỉnh kịp thời; chưa có cơ chế hỗ trợ kịp thời người dân trong trường hợp cấp bách do thiên tai, bão lũ; một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với địa bàn nghèo, khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa hiệu quả; việc hướng dẫn và triển khai Chương trình còn chậm; vẫn còn tâm lý trông chờ, ỷ lại, chưa thực sự chủ động, nỗ lực vươn lên thoát nghèo.
Mỗi xã, phường, mỗi thôn bản xây dựng “mô hình giảm nghèo tiêu biểu” phù hợp với địa phương mình
Để thực hiện giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025 tầm nhìn 2030 và Mục tiêu phát triển bền vững của thế giới giai đoạn 2015-2030 mà Liên hợp quốc đã thông qua, theo ông Tô Đức, Việt Nam cần nỗ lực, quyết tâm lớn hơn nữa, tập trung chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả hơn nữa những nhiệm vụ.
Cụ thể: Nghiên cứu trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ chính trị, Ban Bí thư ban hành các Nghị quyết, chỉ thị về chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội bền vững đến năm 2030; trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bao trùm và phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn 2045 “Vì một Việt Nam không có đói nghèo”.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ người nghèo, chuẩn nghèo đa chiều, ưu tiên trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật và đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau; xây dựng các chương trình, mô hình giảm nghèo và an sinh xã hội trong bối cảnh mới, tác động cực đoan của dịch bệnh, biến đổi khí hậu; nhân rộng các chương trình, sáng kiến, mô hình hiệu quả, thành công; ưu tiên nguồn lực Nhà nước, lồng ghép các chương trình giảm nghèo, cùng với huy động nguồn lực toàn xã hội, sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế trong công cuộc hỗ trợ người nghèo.
Các Bộ, ngành, địa phương cần xác định giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội là nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp; tiếp tục đổi mới, năng động, sáng tạo trong xây dựng và thực hiện.
Thời gian tới, Chánh Văn phòng quốc gia về giảm nghèo Tô Đức cho biết cần tiếp tục tập trung đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội ở các vùng khó khăn, nhất là hạ tầng giao thông kết nối để tạo cơ hội giao thương, việc làm; tăng cường thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp; đầu tư cho giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm có thu nhập; phổ biến kinh nghiệm, nhân mô hình giảm nghèo tốt, nâng cao ý thức tự cường cho mọi gia đình; tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo sau năm 2020; áp dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
Các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng cơ chế để tạo điều kiện cho người dân chủ động hơn, năng động hơn, có động lực lớn hơn, được trao quyền tự quyết nhiều hơn trong thực hiện các dự án mô hình giảm nghèo, từ xây dựng chính sách đến tổ chức thực hiện. Đồng thời truyền thông, tôn vinh, nhân rộng những mô hình tiêu biểu, những cá nhân xuất sắc. Lắng nghe người dân về chính sách và mô hình giảm nghèo.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không ai bị bỏ lại phía sau”.
Triển khai phong trào mới như mỗi xã, phường, mỗi thôn bản xây dựng “mô hình giảm nghèo tiêu biểu” phù hợp với địa phương mình với cách làm sáng tạo hơn nữa. Giảm nghèo bền vững bắt đầu từ trẻ em, cần đặc biệt quan tâm đến nguồn vốn con người. Các địa phương khá hơn nhận hỗ trợ các huyện nghèo, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; cấp ủy phân công đảng viên tham gia hỗ trợ người nghèo. Cần phát động các phong trào thi đua thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững một cách sáng tạo, thực chất hơn.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, cơ chế, chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững đến các cấp, các ngành và địa phương, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự chuyển biến và đồng thuận của toàn xã hội. Phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, vận động các hội viên, đoàn viên tích cực tham gia công tác giảm nghèo.
Tiếp tục huy động sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội chung tay vì người nghèo; đẩy mạnh công tác giám sát việc tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo, phát huy dân chủ và nội lực của người dân.
Mở rộng hợp tác quốc tế, huy động sự hỗ trợ kỹ thuật, nguồn lực của các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong công cuộc giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội.
Tỷ lệ hộ nghèo tại Yên Bái giảm nhanh gấp hơn 3 lần mục tiêu giảm nghèo của cả nước Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Yên Bái đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo. Những nỗ lực này đã góp phần đưa các chính sách về giảm nghèo thực sự đi vào cuộc sống. |
Bảo vệ quyền trẻ em là một ưu tiên lớn tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc Bảo vệ quyền trẻ em là một ưu tiên lớn của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Hàng năm khóa họp đều dành trọn vẹn một ngày (1/7) cho chủ đề này. |