Việt Nam từ bị động đã chuyển sang chủ động đối thoại và trao đổi thẳng thắn về vấn đề nhân quyền

2024-12-21 13:04:46
Nhân quyền có thể được phân loại như thế nào?

Dựa trên những tiêu chí khác nhau, có thể chia quyền con người thành những nhóm/dạng khác nhau.

Thế nào là các thế hệ nhân quyền?

Năm 1977, Karel Vasak đưa ra ý tưởng về ba “thế hệ nhân quyền” (generations of human rights) nhằm phân tích lịch sử phát triển ...

Sự ra đời của Ngày Nhân quyền

Bản "Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền" (Universal Declaration of Human Rights) được Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua vào ngày 10/12/1948. Bản Tuyên ngôn này là nền tảng cho hai công ước cơ bản về quyền con người cùng được LHQ thông qua vào năm 1966 (ICCPR và ICESCR - Việt Nam đã gia nhập vào năm 1982), cũng như các văn kiện nhân quyền quốc tế trong nhiều lĩnh vực được thông qua sau đó.

Nhiều văn kiện của các tổ chức liên chính phủ ở nhiều khu vực cũng chịu ảnh hưởng về nội dung và có sự dẫn chiếu đến bản Tuyên ngôn này. Bản Tuyên ngôn, với 30 điều khoản ngắn gọn, rất hữu ích và tiện lợi cho mục đích giáo dục nhân quyền.

Bà Eleanor Roosevelt, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền LHQ, người đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành Tuyên ngôn 1948.

Bản Tuyên ngôn lịch sử mang tính quốc tế rộng lớn đã được Ủy ban Nhân quyền tiến hành dự thảo từ năm 1946, sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ II chưa đầy một năm. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Tuyên ngôn với mục đích kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng đoàn kết, có trách nhiệm bảo vệ hòa bình nhân loại. Trên cơ sở Tuyên ngôn này, LHQ tiếp tục thông qua hai Công ước quốc tế vào ngày 16/12/1966 nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của con người trên toàn thế giới cũng như thiết lập các cơ chế giám sát các quốc gia thành viên trong thực thi Công ước. Qua quá trình phát triển, các văn bản pháp lý quốc tế về nhân quyền đã ra đời, đánh dấu về nhận thức và sự tiến bộ trong lĩnh vực nhân quyền.

Bản "Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền" bao gồm 30 điều đã được xây dựng trong các Thỏa ước quốc tế, thỏa ước nhân quyền khu vực, hiến pháp và luật pháp quốc gia. Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế bao gồm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị cùng hai Nghị định thư không bắt buộc I và II. Năm 1966, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua hai Công ước trên, qua đó hoàn thành cơ bản Bộ Luật Nhân quyền Quốc tế.

Đến năm 1950, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 423 (V), tại phiên họp thứ 317, chính thức kêu gọi mọi quốc gia thành viên và các tổ chức quan tâm kỷ niệm ngày 10/12 - Ngày Nhân quyền (Human Rights Day) - bằng các phương thức khác nhau.

Hàng năm, Ngày Nhân quyền 10/12 được kỷ niệm ở nhiều quy mô khác nhau tại khắp nơi trên thế giới. Nhân ngày này, nhiều tổ chức và các cá nhân bảo vệ nhân quyền cũng thường ra tuyên bố, thông cáo trình bày quan điểm.

Việt Nam từ bị động đã chuyển sang chủ động đối thoại và trao đổi thẳng thắn

Ngay từ khi mới thành lập nước, ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ta trịnh trọng tuyên bố trước toàn thể quốc dân đồng bào và bạn bè quốc tế rằng: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Lời nói bất hủ, mở đầu cho Tuyên ngôn độc lập không chỉ là tư tưởng lớn về độc lập, tự do của dân tộc, mà còn là tư tưởng cơ bản về quyền con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng, Nhà nước ta. Và tư tưởng ấy vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.

Trẻ em vùng cao Việt Nam trên đường tới trường.

Trong những năm qua, nước ta đã có nhiều thành tựu lớn trong công tác đấu tranh, bảo vệ quyền con người được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Nhìn lại những thành tựu quan trọng của Việt Nam trên lĩnh vực nhân quyền, có thể khẳng định, ở Việt Nam hiện nay các quyền của con người được phát huy và bảo đảm vững chắc bởi các thể chế Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.

Một trong những bước phát triển lớn nhất là những quy định về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013 với 36 điều (từ Điều 14 đến Điều 49). Nội dung của các điều luật này đã nêu được hầu hết các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa được ghi nhận trong Luật Nhân quyền quốc tế. Đồng thời, Quốc hội thông qua nhiều bộ luật và các luật, trong đó có những bộ luật lớn trực tiếp bảo đảm các quyền con người như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Trẻ em, Luật Tín ngưỡng tôn giáo...

GS.TS Tường Duy Kiên, Viện trưởng Viện Quyền con người đánh giá: hiện nay Việt Nam đã có những tiến bộ so với trước trong nhận thức về vấn đề quyền con người, ở cả cấp lãnh đạo đến người dân. Qua đó góp phần thúc đẩy và thực thi đảm bảo các quyền con người tốt hơn, phù hợp với luật pháp quốc tế và trong nước. Việt Nam từ chỗ bị động đã chuyển sang chủ động đối thoại và trao đổi thẳng thắn với các tổ chức quốc tế và các nước về quyền con người, nhất là các nước còn có bất đồng với Việt Nam về vấn đề này. Nếu trước đây, vấn đề quyền con người bị coi là nhạy cảm nên bị né tránh đề cập, thì nay Việt Nam đã có cả một hệ thống các quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề này. Chủ trương nhất quán của Đảng là “chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia”.

Vẫn còn một bộ phận nghĩ vấn đề quyền con người theo khía cạnh nhạy cảm, thậm chí chính trị hóa vấn đề này. Trong khi thực tế, nhân quyền là vấn đề thiết thân, gần gũi với đời sống hằng ngày của con người như “cơm ăn, áo mặc”, chẳng hạn như các quyền của người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm, được bảo vệ trước các loại hàng giả, hàng nhái…

Một số chuyên gia về nhân quyền cho rằng: "Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế dù có nhiều hạn chế mang tính lịch sử, vẫn là lý tưởng phấn đấu và chỗ dựa cho thế giới ngày nay trong cuộc đấu tranh chống bất công, xung đột, áp bức vì mục tiêu bảo đảm quyền con người, phẩm giá và công bằng cho tất cả mọi người. Tuyên ngôn đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích và định hướng việc thúc đẩy các quyền con người trên phạm vi toàn thế giới. Trên tinh thần của Tuyên ngôn, khoảng hơn 80 công ước, tuyên bố quốc tế về quyền con người đã được soạn thảo và ban hành".

Phát tán tin nhắn, email rác bị xử phạt như thế nào?
Hà Nội tiếp nhận 950 người Việt về từ vùng dịch virus corona như thế nào?
Top