Việt Nam đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh lương thực tại phiên họp FAO Tại phiên họp toàn thể của kỳ họp lần thứ 43 Hội nghị cấp Bộ trưởng của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) ở thủ đô Rome chiều ngày 5/7, đại diện Việt Nam đã đề xuất ba vấn đề nhằm thực hiện chương trình Chuyển đổi hệ thống lương thực, đảm bảo an ninh lương thực. |
Việt Nam hỗ trợ châu Phi giải bài toán an ninh lương thực Dù chỉ chiếm khoảng 2-5% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu, nhưng châu Phi phải gánh chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, trong đó có khủng hoảng lương thực. Bên cạnh các hoạt động hợp tác song phương về xuất khẩu lúa gạo, Việt Nam còn chia sẻ kinh nghiệm và chuyển giao kiến thức sản xuất nông nghiệp cho nhiều nước châu Phi, góp phần hỗ trợ giải quyết “cơn đau đầu” về lương thực của khu vực này. |
Gần 1 tỷ người mất an ninh lương thực
Hội nghị thượng đỉnh An ninh lương thực toàn cầu vừa diễn ra do Anh, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Somalia đồng tổ chức ở London (Anh). Sự kiện có sự tham gia của đại diện từ 20 quốc gia, trong đó có Brazil, Pakistan, Yemen, Ethiopia, Tanzania, Malawi, Mozambique, Indonesia... và các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lương thực thế giới, Quỹ đầu tư trẻ em, Quỹ Bill & Melinda Gates…
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về 4 chủ đề gồm xây dựng các phương pháp tiếp cận mới để ngăn chặn nguy cơ trẻ em tử vong, khai thác khoa học công nghệ đảm bảo an ninh lương thực, dự báo và ngăn chặn nạn đói và khủng hoảng an ninh lương thực, xây dựng hệ thống thực phẩm bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak (thứ 3, từ phải sang) cùng các đại biểu tham dự hội nghị |
Nhóm công tác liên ngành ở Trung và Đông Phi (IAWG) cho biết, gần 90 triệu người trên khắp Trung và Đông Phi đang phải đối mặt với nạn đói ở mức độ chưa từng có và ngày càng nhiều người phải đối mặt với mức độ mất an ninh lương thực trầm trọng. Nguyên nhân do hạn hán, lũ lụt cũng như xung đột và giá lương thực toàn cầu tăng cao. Hơn 11,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tại khu vực này đang bị suy dinh dưỡng cấp tính, trong đó 2,9 triệu trẻ em sẽ cần điều trị vì suy dinh dưỡng cấp tính nặng (SAM) đe dọa tính mạng.
Theo Thống kê của Chính phủ Anh, năm nay có gần 1 tỷ người trên thế giới phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng. Hiện có 45 triệu trẻ em dưới 5 tuổi đang bị suy dinh dưỡng cấp tính.
Bất chấp nhu cầu lương thực ngày càng tăng, nguồn tài trợ để giải quyết cuộc khủng hoảng nạn đói và suy dinh dưỡng vẫn chưa đủ vào năm 2023. Đáng lo ngại hơn, dự đoán ngân sách hỗ trợ nhân đạo sẽ giảm tới 50% vào năm 2024.
Cuộc khủng hoảng này đòi hỏi hành động quốc tế ngay lập tức và phản ứng phối hợp nhằm giảm thiểu tác động của nạn đói cũng như đưa ra các biện pháp can thiệp: Khẩn trương mở rộng quy mô hỗ trợ nhân đạo cho các cộng đồng có nhu cầu và đầu tư đồng thời vào khả năng phục hồi và phục hồi lâu dài, đặc biệt đối với các quốc gia dễ bị tổn thương do khí hậu và bị ảnh hưởng xung độ. Sử dụng ảnh hưởng ngoại giao song phương và đa phương để đảm bảo tất cả các bên trong xung đột vũ trang tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ của họ theo luật nhân đạo quốc tế, đặc biệt là ủng hộ Nghị quyết 2417 Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm giúp đảo ngược tình trạng leo thang toàn cầu về nạn đói do xung đột gây ra.
Gắn kết với biến đổi khí hậu
Với tư cách là nước đăng cai hội nghị, chính phủ Anh đã đưa ra một số sáng kiến đối với an ninh lương thực toàn cầu như thành lập Trung tâm Khoa học trực tuyến, do Mạng lưới khoa học về các thách thức lớn nhất cho nhân loại (CGIAR) lãnh đạo, nhằm liên kết các nhà khoa học của Anh với các sáng kiến nghiên cứu nhằm phát triển các loại cây trồng có thể chịu được tác động của biến đổi khí hậu và có khả năng kháng bệnh tốt hơn.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Anh Rishi Sunak công bố Sách Trắng “Phát triển quốc tế mới về tình trạng mất an ninh lương thực”, đưa ra cách Anh sẽ hợp tác với các quốc gia để giải quyết tình trạng nghèo đói cùng cực và biến đổi khí hậu. Anh cũng công bố khoản tài trợ lên tới 100 triệu bảng (125 triệu USD) để ứng phó với các cuộc khủng hoảng an ninh lương thực và tác động của chúng tại các điểm nóng về nạn đói và suy dinh dưỡng trên thế giới, bao gồm Ethiopia, Sudan, Nam Sudan và Afghanistan, cũng như cho các quốc gia bị ảnh hưởng bởi lốc xoáy và hạn hán liên quan đến khí hậu như Malawi.
Mariam Almheiri - Bộ trưởng Bộ Biến đổi Khí hậu và Môi trường của UAE |
Trong bài phát biểu của mình, Mariam Almheiri - Bộ trưởng Bộ Biến đổi Khí hậu và Môi trường của UAE cho biết, trong nhiệm kỳ chủ tịch COP28, phiên họp sẽ bắt đầu với chủ đề lương thực và khí hậu ngay ngày đầu tiên. Bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các hệ thống thực phẩm và mỗi người hãy là những công dân toàn cầu có trách nhiệm. UAE kêu gọi tán thành “Tuyên bố Emirates về nông nghiệp bền vững, hệ thống lương thực kiên cường và hành động vì khí hậu”, dự kiến sẽ được hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới ký tại COP28 cuối tháng 11 tại Dubai.
Tham dự cuộc họp qua trực tuyến, ông Bill Gates đại diện cho Quỹ Bill & Melinda Gates, nhấn mạnh địa chính trị phức tạp ngày nay và cách nó có thể tàn phá chuỗi cung ứng các mặt hàng thiết yếu như ngũ cốc và phân bón. Ông thảo luận về các sáng kiến của quỹ, tập trung vào việc cải thiện cung cấp thực phẩm bổ dưỡng trong bối cảnh có những thách thức như biến đổi khí hậu. Ông đề cập đến nhiều dự án khác nhau, đặc biệt đề cập đến việc phát triển các loại hạt giống như ngô chịu hạn với năng suất cao hơn đáng kể. Ngoài ra, ông lưu ý rằng tổ chức này còn tham gia vào việc tạo ra các công cụ kỹ thuật số để cung cấp cho nông dân thông tin thời tiết để có thời gian trồng trọt tối ưu. Những nỗ lực này sẽ nâng cao năng suất nông nghiệp, dẫn đến những lợi ích như giảm nghèo và chuyển đổi các nước nghèo, bao gồm cả các nước ở châu Phi, thành các nước xuất khẩu ròng.
Việt Nam cam kết cùng thế giới giải quyết vấn đề an ninh lương thực Việt Nam cam kết tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong giải quyết khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu đang đe dọa trực tiếp cuộc sống của hàng trăm triệu người trên thế giới. |
Việt Nam tích cực tham gia giải quyết khủng hoảng an ninh lương thực và cứu trợ nhân đạo Từ ngày 21 đến 23/6/2023, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sĩ), đã diễn ra Khóa họp Hội đồng kinh tế - xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC) về các hoạt động hỗ trợ nhân đạo năm 2023. Các phiên thảo luận bàn về giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực và nguy cơ xảy ra nạn đói trên thế giới. |
Nguồn bài viết : Palazzo Club