Phi đội F-35C đầu tiên của Thủy quân lục chiến Mỹ đã sẵn sàng chiến đấu |
F-35B Mỹ tạo nên lịch sử trên HMS Queen Elizabeth kể từ sau Thế chiến 2 |
Chi phí vận hành quá tốn kém cùng quy trình bảo dưỡng sau mỗi chuyến bay quá phức tạp của F-35 khiến Mỹ phải tính đến việc mua thêm F-16 và F/A-18E/F.
Cụ thể, Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ (GAO) cho biết, tính trung bình chi phí dành cho mỗi giờ bay của tiêm kích tàng hình F-35 trong thực tế lên tới con số 38.000 USD. Trong khi đó thông số được nhà sản xuất đưa ra dưới 25.000 USD.
Tuy nhiên không phải lúc nào chi phí cũng dừng mức đó. GAO gây bất ngờ khi tiết lộ rằng, mức chi phí đó chỉ dành cho những tiêm kích mới đưa vào vận hành và trong tình trạng hoàn hảo nhất, còn đối với những chiếc F-35 không còn mới, số tiền cho mỗi giờ bay tăng lên hàng ngày.
Tiêm kích F-35. Nguồn: Internet |
Cùng với mức chi phí không ngừng tăng cho mỗi giờ bay là quá trình bảo dưỡng rất phức tạp của dòng tiêm kích lắm tài nhiều tật này đang khiến quá trình đưa số máy bay vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu không đủ.
Trong khi đó, tiêm kích F-16, đặc biệt là F/A-18E/F Super Hornet có mức chi phí chỉ bằng 1/2 nhưng hiệu quả chiến đấu được đánh giá hơn hẳn. Khiếm khuyết duy nhât của F/A-18E/F so với F-35 là không có khả năng tàng hình.
Không quân và Hải quân Mỹ đang tính đến việc cắt giảm mua mới và hạn chế số giờ bay của F-35. Lấp vào chỗ trống đó sẽ là những chiếc F-16 và F/A-18E/F Super.
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến giới quân sự nước này đang cân nhắc mua thêm 2 dòng chiến đấu cơ thế hệ 4 và 4++ này.
Trước khi Mỹ tính đến chuyện cắt giảm số lượng mua mới F-35, bằng nhiều lý do khác nhau, một số đồng minh của Mỹ tại châu Âu cũng đã làm điều tương tự.
Trước đó, Lockheed Martin đã phải hoàn trả 800 triệu USD tiền đặt cọc của Thổ Nhĩ Kỳ do Mỹ đơn phương huy hợp đồng 100 chiếc F-35 với tổng giá trị 12 tỷ USD với Ankara. Câu chuyện có vẻ đang trở nên nghiêm trọng hơn khi các đồng minh thân cận của Mỹ trong NATO bắt đầu bỏ rơi dòng chiến đấu cơ tàng hình này.
Chuyên gia Alexei Jazbiev cho rằng, sau Anh, Ý và Thổ Nhĩ Kỳ, chỉ còn 2 nước EU có khả năng chi tiền mua F-35: Bỉ và Thụy Sỹ. Riêng Thụy Sỹ đã hoãn mua. Về phần Bỉ, tình hình còn phức tạp hơn. Nước này muốn mua F-35 với điều kiện cũng được tham gia sản xuất nó, điều mà cho đến nay Mỹ chưa thể đáp ứng. Ngoài ra, Bỉ thường theo gương các láng giềng Đức và Pháp trong lĩnh vực phòng thủ.
Trong khi đó, hai nước giầu có Đức và Pháp tuyên bố ngừng hẳn việc mua F-35 sau khi tuyên bố sẽ hợp tác sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ 6.
Mỹ tính loại biên tàu sân bay hạt nhân vì ngốn quá nhiều chi phí |
Hải quân Mỹ sẵn sàng đối đầu ở Biển Đông và khu vực châu Á - Thái Bình Dương |
Nguồn bài viết : TP Xổ Số