Kinh tế - Xã hội

Nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai góp phần xoa dịu nỗi đau chiến tranh bằng tác phẩm

2024-12-21 11:50:50
Tác giả nhận giải Nobel văn học năm 2022 - người viết về những điều không ai khác viết
Tác giả của hơn 20 cuốn sách, Annie Ernaux, là người phụ nữ Pháp đầu tiên đoạt giải Nobel văn học nổi tiếng thế giới.
Hai nhà văn Việt Nam đoạt Giải thưởng Văn học sông Mekong lần thứ 13
Nhà văn Nguyễn Bắc Sơn với tác phẩm tiểu thuyết "Lính tăng" và nhà văn Trình Quang Phú với tác phẩm bút ký "Ký sự xứ người" đã đoạt Giải thưởng Văn học sông Mê Kông lần thứ 13.

Con lai - hành trình tìm kiếm và hội ngộ đầy nước mắt

Trước khi viết tiểu thuyết “Bụi đời”, nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai, đã có nhiều năm hỗ trợ những cựu binh Mỹ và con lai Việt Nam. Trong quá trình tìm tư liệu cho quyển sách, cô phát hiện ra rằng: có hàng trăm nghìn phụ nữ Việt Nam làm việc trong các quán bar và nhà thổ từng phục vụ binh lính Mỹ trong chiến tranh. Họ đã sinh ra khoảng 100.000 đứa con lai, đa phần bị bỏ rơi.

Nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai lấy cảm hứng sáng tác "Bụi đời" từ việc tham gia hỗ trợ những cuộc tìm kiếm của cựu binh Mỹ và con lai ở Việt Nam

Trong bài chia sẻ tác giả đăng trên USA Today, tác giả kể rằng: khi cô phỏng vấn một nhóm cựu chiến binh Mỹ trở lại Việt Nam để tìm kiếm những người phụ nữ và trẻ em mà họ từng bỏ rơi. Cô yêu cầu họ viết một lá thư cho người bạn gái cũ và nói cho cô ấy biết lý do tại sao họ bỏ rơi cô ấy khi cô ấy đang mang thai và tại sao lại quay trở lại tìm cô ấy. Một trong những câu chuyện cảm động đó được dịch và đăng trên báo Tuổi Trẻ, cùng với bài viết của tác giả về cuộc tìm kiếm của các cựu chiến binh Mỹ.

Ba tuần sau, có một người phụ nữ liên lạc với tác giả, bà đã nói chuyện điện thoại trong 15 phút, đặt nhiều câu hỏi cho nhà văn trước khi tiết lộ rằng bà là người được đề cập đến trong bức thư. Họ đoàn tụ nhau sau hơn 46 năm xa cách. Song đứa con của họ giao cho trại trẻ mồ côi thì chưa tìm lại được, dù họ nỗ lực tìm kiếm chưa có kết quả.

Câu chuyện thứ hai là cuộc hội ngộ đầy nước mắt giữa một người phụ nữ 52 tuổi sống ở miền Nam Việt Nam và người cha là cựu quân nhân Hoa Kỳ sống ở Ohio. Trong nhiều năm, người phụ nữ đã tìm kiếm ông, nhưng người cha không hề biết đến sự tồn tại của con gái. Bằng phép màu của xét nghiệm DNA, họ đã tìm thấy nhau. Trong cuộc gọi video hội ngộ (tác giả là người phiên dịch), những giọt nước mắt xen lẫn nụ cười của hai cha con dường như đã thu hẹp khoảng cách gần 14.000 km.

Quyển sách tôn vinh hành trình tự chữa lành của nạn nhân chiến tranh

Từ những cuộc phỏng vấn các nhân vật trong các cuộc tìm kiếm người thân, nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai nhận thấy rằng có rất nhiều nỗi đau, nỗi ám ảnh từ những cuộc tình ngắn ngủi trong chiến tranh. Những người phụ nữ phải đối mặt với sự rẻ rúng, khinh miệt của cộng đồng bảo thủ ở xung quanh. Với những đứa trẻ là sự kỳ thị, sự bắt nạt, phân biệt đối xử và bị miệt thị là con hoang vì chúng mang trên mình màu da khác biệt, vì chúng mang trong người dòng máu của giặc ngoại xâm. Với những người cựu binh đó là sự hối hận, dằn vặt và mong muốn sửa chữa những sai lầm trong quá khứ.

Ảnh bìa quyển sách mới nhất của nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai

Những cuộc trò chuyện với những đứa con lai, những người cha là cựu chiến binh Mỹ và những người mẹ Việt Nam nhiều đau khổ đã giúp nhà văn xây dựng nên thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của mình. “Bụi đời” mở đầu bằng giọng nói của Phong, một người Việt lai Mỹ, sinh năm 1972. Cũng như hàng ngàn đứa con lai khác, Phong bị bỏ rơi từ nhỏ, không biết chữ và phải sống lang thang suốt nhiều năm. Phong không biết mặt cha mẹ mình và dành cả cuộc đời để tìm kiếm họ với hy vọng mong manh. Tuy nhiên, anh ấy quyết tâm phá vỡ vòng tròn đau thương để chữa lành vết thương không chỉ của chính mình và gia đình và những người xung quanh.

Theo nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai: Thông qua cuốn tiểu thuyết này, cô muốn giới thiệu Phong với đầy đủ tính phức tạp của con người, một con người thú vị, tình cảm, xứng đáng được yêu thương và tôn trọng. Quyển sách cũng tôn vinh sự dũng cảm của những người con lai và mẹ của họ, cũng như những cựu chiến binh Mỹ. Sau thời gian dài trải qua những đau thương, họ đã tìm cách thoát ra những khổ đau đi tìm con đường chữa lành chính bản thân mình và người khác.

Hai nhà thơ Việt Nam đọc thơ trong Sự kiện tưởng niệm nhà thơ Mỹ Jack Hirschman
Hai nhà thơ Việt Nam, là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam gồm Trần Thu Hà, và Lại Hồng Khánh sẽ đọc thơ trong sự kiện tưởng niệm nhà thơ Mỹ Jack Hirschman diễn ra vào tối ngày 8/10/2021.
Ba nhà văn Việt Nam được vinh danh tại giải Art Danubius 2022 của Hungary
Giải thưởng Art Danube 2022 của Hungary vinh danh ba nhà văn Việt Nam là: Bảo Ninh, Trần Quang Đạo và Kiều Bích Hậu.
Top