CRWG cam kết và kiến nghị về bảo vệ và chăm sóc trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19

2025-01-17 19:21:27
Công an Cần Thơ nhận bảo trợ học tập cho 11 trẻ mồ côi do COVID-19 đến 18 tuổi
Công an TP Cần Thơ vừa triển khai thực hiện mô hình "Tình thương cho em hậu COVID" bằng cách nhận đỡ đầu 11 trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ do dịch COVID-19, với hình thức bảo trợ học tập cho các em đến năm 18 tuổi.
Rà soát và đề xuất gỉải pháp hỗ trợ trẻ em mồ côi do dịch COVID-19
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành công văn đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các địa phương rà soát số lượng trẻ em mồ côi do dịch COVID-19 và đề xuất giải pháp trong thời gian tới để không trẻ mồ côi nào thiếu sự quan tâm, chăm sóc, bảo vệ và có các chính sách toàn diện, lâu dài, phù hợp, hỗ trợ tốt nhất cho trẻ mồ côi do đại dịch COVID-19.
Tuyên bố dựa trên nguyên tắc Vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và sự phát triển toàn diện của trẻ được quy định trong Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em cũng như trong Luật trẻ em 2016.

Trước thực trạng có hàng ngàn trẻ em mồ côi, trẻ bị mất sự chăm sóc của cha mẹ hay thiếu người trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc (sau đây gọi chung là “trẻ em mồ côi”) do hệ quả của đại dịch COVID-19, nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đã trực tiếp hỗ trợ, đưa ra sáng kiến hoặc bày tỏ tâm nguyện giúp đỡ trẻ em mồ côi vượt qua phần nào khó khăn, mất mát. Chính phủ Việt Nam thông qua các Bộ ngành như Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) và Bộ Y tế đã ban hành các văn bản và hướng dẫn phù hợp với cam kết thực thi Công ước Liên Hợp Quốc (LHQ) về Quyền Trẻ em mà chính phủ Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và quốc gia thứ hai trên thế giới đã phê chuẩn. Bên cạnh đó, tổ chức UNICEF đã có nhiều nỗ lực về thúc đẩy thực hiện Công ước LHQ về Quyền Trẻ em trong chăm sóc thay thế cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Trong tuyên bố, dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và sự phát triển toàn diện của trẻ được quy định trong Công ước LHQ về Quyền Trẻ em cũng như trong Luật Trẻ em 2016, CRWG cam kết: Đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam, cụ thể là Bộ LĐTBXH, Bộ Y tế cùng các ban ngành có liên quan và UNICEF trong việc hỗ trợ kỹ thuật và huy động nguồn lực để triển khai các biện pháp đồng bộ và lâu dài, hỗ trợ các trẻ em mồ côi bị ảnh hưởng bởi COVID-19; Thúc đẩy thực hiện Công ước LHQ về Quyền Trẻ em, đặc biệt việc đảm bảo các quyền trẻ em trong tình huống khẩn cấp và tìm kiếm các giải pháp chăm sóc thay thế cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi COVID-19 trong các chương trình và dự án của tổ chức; Phối hợp và chia sẻ nguồn lực trong các hoạt động vận động chính sách, hỗ trợ nâng cao năng lực cho các địa phương đặc biệt về nhân lực, kỹ thuật, kinh nghiệm và bài học từ các mô hình dự án, chương trình đào tạo giảng viên nguồn... nhằm điều phối tốt và hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc và bảo vệ trẻ em của Việt Nam.

CRWG cũng đưa ra 3 đề nghị. Thứ nhất, CRWG đề nghị Chính phủ thông qua Bộ LĐTBXH tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn triển khai, theo dõi và hỗ trợ các địa phương tiến hành đánh giá toàn diện nhu cầu của các trẻ em mồ côi do hệ quả của đại dịch COVID-19, từ đó lập kế hoạch can thiệp và hệ thống quản lý trường hợp toàn diện và tìm kiếm giải pháp hỗ trợ phù hợp cho các em, ưu tiên giải pháp chăm sóc trong môi trường gia đình theo Công ước LHQ về Quyền Trẻ em, các Hướng dẫn của LHQ, Luật Trẻ em và các văn bản pháp quy liên quan, đồng thời kết nối với các nguồn lực khác nhau để hỗ trợ thực hiện kế hoạch can thiệp nhằm đảm bảo bảo vệ và chăm sóc trẻ em một cách tối ưu nhất.

Thứ hai, trong thời điểm khủng hoảng và tình huống khẩn cấp, cần ưu tiên các hoạt động đảm bảo các nhu cầu tối thiểu cho trẻ, đồng thời hỗ trợ tâm lý cho trẻ bị tổn thương và tăng cường các hoạt động nâng cao năng lực cán bộ bảo vệ trẻ em về các vấn đề này.

Thứ ba, sự đồng hành và hỗ trợ của các doanh nghiệp, mạnh thường quân tới trẻ em mồ côi nên được điều phối thật tốt để có thể hỗ trợ cho trẻ được chăm sóc trong môi trường gia đình thông qua các hình thức như học phí, sách vở, đồ dùng học tập, đồng phục, chi phí sinh hoạt, thức ăn và các nhu yếu phẩm cần thiết khác cho đến khi các em đủ 18 tuổi. Những hỗ trợ này phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc của Công ước LHQ về Quyền trẻ em, Luật Trẻ em 2016 và các văn bản pháp lý khác có liên quan. Ngoài ra, sự hỗ trợ và đồng hành của các doanh nghiệp, mạnh thường quân trong việc nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ chăm sóc và bảo vệ trẻ em nói chung hoặc các chương trình tập huấn nâng cao năng lực cán bộ trẻ em, cán bộ công tác xã hội ở các địa phương cũng rất cần thiết.

Nỗ lực chăm sóc tốt nhất cho hơn 2.000 trẻ em mồ côi do COVID-19 trên toàn quốc
Theo thống kê của Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), tính đến ngày 11/10, hơn 2.000 trẻ em và người chưa thành niên đã mồ côi cả cha mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc do đại dịch COVID-19. Riêng TP.HCM có hơn 1.500 trẻ mồ côi do đại dịch.
Ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10: Nâng cao nhận thức và bảo vệ trẻ em gái an toàn trên không gian mạng
Nhằm hưởng ứng ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10, Tổ chức Plan International Vietnam đã tổ chức chuỗi sự kiện truyền thông từ ngày 9-20/10 để thúc đẩy quyền trẻ em gái tại các xã và huyện trên toàn quốc.
World Vision Việt Nam tăng cường truyền thông bảo vệ trẻ em trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Tối 29/9, Tổ chức World Vision Việt Nam và Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) tổ chức buổi Toạ đàm trực tuyến với chủ đề "Thầy cô bình dị phi thường: Mâu thuẫn không là Zero - Giải quyết mâu thuẫn là Hero".

Nguồn bài viết : Trực tiếp đá gà C1 hôm nay

Top