Chủ động phòng, chống lợi dụng tự do ngôn luận trên không gian mạng

2025-01-17 19:21:27
Khai mạc cuộc thi về an toàn và bình đẳng trên không gian mạng
Sáng 4/10, Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững (CSDS) và CEDLink chính thức khai mạc cuộc thi "Cyber S -Thế hệ S: An toàn và bình đẳng trên không gian mạng".
Luật An ninh mạng – Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng
Môi trường không gian mạng trở nên văn hóa, lành mạnh hơn; hàng trăm bài viết với thông tin thất thiệt đã bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; đời tư cá nhân được bảo vệ; hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng được đảm bảo… Đó là những hiệu quả thiết thực mà Luật An ninh mạng mang lại.

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” đã cảnh báo hiện tượng: “Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân”. Rõ nhất là nhóm “Báo sạch” do Trương Châu Hữu Danh và một số đối tượng đã lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đã bị bắt và khởi tố mới đây. Đặc biệt, trong khi cả nước ta nỗ lực ngăn chặn đại dịch COVID-19, lại có những người lợi dụng tình hình để tuyên truyền sai trái, lan truyền thông tin thiếu kiểm chứng, gây hoang mang dư luận. Các đối tượng này ngụy tạo bức tranh sai lệch về tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, phát tán tin giả, tin không chính xác, nói xấu lực lượng vũ trang nhằm gây tâm lý sợ hãi cho cộng đồng, gây nghi ngờ, mâu thuẫn giữa Đảng, Nhà nước và Quân đội với nhân dân….

Ảnh minh họa.

Gần đây nhất, một số tỉnh, thành phố thực hiện Chỉ thị 16 về giãn cách xã hội, yêu cầu người dân ra đường phải có Giấy đi đường và các cơ quan, đơn vị phải có trách nhiệm tổng hợp danh sách người lao động của đơn vị cần lưu thông trên đường, kèm theo kế hoạch phân công công tác, phương án sản xuất, kinh doanh bảo đảm các yêu cầu và quy định về phòng, chống dịch… thì nhiều người vốn được xem là “người của công chúng” đã đăng tải hình ảnh, bài viết mang tính châm chọc, trong khi chính họ thừa nhận rằng nếu không làm tốt giãn cách xã hội thì việc phòng, chống dịch khó đạt hiệu quả mong muốn. Điều càng đáng buồn hơn là thông tin này vẫn được không ít cán bộ, đảng viên chia sẻ trên mạng xã hội.

Một trong những vấn đề được Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề cập trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 khẳng định yêu cầu giữ vững an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương... Muốn làm tốt vấn đề này thì một trong những trọng tâm thực hiện là cần chủ động phòng ngừa, đấu tranh mạnh mẽ với việc lợi dụng quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng. Trách nhiệm này không chỉ thuộc về các cơ quan chức năng có liên quan mà là nhiệm vụ chung của các cấp ủy Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên.

Trước hết, cấp ủy Đảng các cấp phải quán triệt và thực hiện tốt Chỉ thị số 28-CT/TƯ ngày 16-9-2013 của Ban Bí thư (khóa XI) về “Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng”; Nghị quyết số 35-NQ/TƯ ngày 22-1-2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Tiếp tục tuyên truyền, thực hiện tốt Luật Báo chí, Luật Tiếp cận thông tin, Luật An ninh mạng; đồng thời, cơ quan chức năng cần thường xuyên theo dõi, khảo sát, đánh giá, kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật giúp quản lý hiệu quả, vừa phù hợp với các quy tắc điều chỉnh hành vi trong sinh hoạt xã hội và cộng đồng, vừa theo kịp sự phát triển của mạng xã hội; chủ động nắm bắt tình hình, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho các cơ quan truyền thông, cán bộ, đảng viên để phản bác luận điệu sai trái, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.

Cùng với đó, mỗi cán bộ, đảng viên cần thường xuyên nâng cao ý thức trách nhiệm khi sử dụng mạng xã hội, internet; đề cao tinh thần cảnh giác trước thông tin không chính thống, thông tin nhạy cảm; không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao năng lực tự phân tích, sàng lọc thông tin, tích cực tham gia phản bác những thông tin xấu, độc trên môi trường mạng. Cấp ủy Đảng, cán bộ, đảng viên cũng cần đưa vấn đề về kỷ luật phát ngôn, việc thực hiện bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội vào sinh hoạt chi bộ định kỳ...

Việc đấu tranh ngăn chặn và xử lý nghiêm tình trạng lợi dụng quyền tự do ngôn luận để viết, nói xuyên tạc với ý đồ xấu trên internet, mạng xã hội là rất cần thiết. Cán bộ, đảng viên nhận thức rõ và hành động đúng sẽ góp phần hiệu quả vào công tác ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, bảo đảm an ninh mạng, bảo vệ sự thống nhất, đồng thuận chung trong dư luận xã hội.

Phó Chủ tịch nước trao tặng vật tư y tế phòng, chống dịch COVID-19 cho tỉnh An Giang
Ngày 19/9, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng đoàn công tác Trung ương đến thăm, tặng quà và thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh An Giang.
Phòng, chống tham nhũng phải gắn với phòng, chống tiêu cực trong tư tưởng, đạo đức
Ngày 10/9, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị cho ý kiến về đề án “Sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng”.

Nguồn bài viết : Xổ số điện toán

Top