Mới đây, trên các diễn đàn lớn, dân mạng chia sẻ loạt ảnh một giáo viên mầm non nhờ học trò của mình "thả thính". Mỗi bé cầm tấm bảng ghi một chữ để tạo thành câu: "Chú có yêu cô... của con không?".
Bài đăng này nhận được hơn 37.000 like (thích). Nhưng bên cạnh những lời khen về sự dễ thương của cả cô lẫn trò, không ít ý kiến thể hiện sự bức xúc. Họ cho rằng việc đưa hình ảnh các bé lên như vậy là lợi dụng "câu view", không phù hợp với môi trường sư phạm.
Hoàng Phi bình luận: "Sao cứ bắt bọn trẻ con làm mấy cái này trong khi còn chưa biết yêu đương là gì? Mới tí tuổi đã tiêm nhiễm vào đầu trẻ rồi".
"Vớ va vớ vẩn, chẳng ra thể thống gì. Con mình mà bị chụp thế này thì cô giáo 'xác định' luôn đi", tài khoản Mắt Cười tỏ ra tức giận.
Dân mạng tỏ ra bức xúc với những bức ảnh giáo viên mầm non nhờ học trò "thả thính". Ảnh: Beat.vn. |
Nhiều dân mạng nhận ra đây không phải trào lưu mới có. Thực tế, cách "thả thính" này từng rầm rộ hồi năm 2016, đến nay mới được "đào mộ" lại và số người tham gia nhiều không kém.
Chia sẻ với Zing.vn, Nguyễn Hoàng Yến - sinh viên năm cuối Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, một trong những người "nhờ học sinh thả thính" - cho hay cô chụp bức ảnh trên chỉ đơn giản là theo trào lưu một cách vui vẻ.
"Đây là bức hình mình mới chụp. Hiện mình đi thực tập năm cuối ở trường mầm non.
Một bộ phận dân mạng "bênh vực", cho rằng đây chỉ là trào lưu vui vẻ chứ không phải cố tình lợi dụng các em. Ảnh: Hoàng Yến, Hương Quỳnh. |
Sau khi nữ giáo viên đăng ảnh, cũng có một anh chàng nhắn tin nói chuyện, tỏ tình. Nhưng sau này cảm thấy không hợp, hai người đã "đường ai nấy đi". Với Quỳnh, đó chỉ là niềm vui nho nhỏ khi nhớ đến các bé.
Trước hàng loạt lời lẽ tiêu cực, một bộ phận dân mạng nhận xét đây chỉ là trào lưu mang tính chất vui vẻ, không phải các cô giáo có ý "tiêm nhiễm những điều xấu vào đầu trẻ" như nhiều người nhận định.
Nguyễn Anh Dũng bày tỏ: "Vào đọc bình luận thấy nhiều người 'khẩu nghiệp' quá. Chỉ là mấy bức ảnh vui vui, chẳng chết ai cả mà làm cứ như cháy nhà, chết người không bằng".
Một số ý kiến cho rằng "nhờ học trò thả thính" cũng như bất kỳ trào lưu nào trên mạng xã hội cũng có mặt trái, chỉ cần đổi góc nhìn thì tính chất của nó đã thay đổi. Thay vì cùng "ném đá", nên có cái nhìn khách quan hơn.
Nguồn bài viết : Baccarat là gì