Những món ăn đặc sản của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn

2024-12-21 13:20:23
Hấp dẫn những món ăn đặc sản Cao Bằng
Khách du lịch khi đến với vùng núi Cao Bằng sẽ có dịp thưởng thức những đặc sản, món ăn ẩm thực mang đậm nét riêng của địa phương như: xôi trám, vịt quay 7 vị, lợn quay sữa,…
Ốc núi: món ăn dân dã độc đáo xứ Lạng
Lạng Sơn là một trong những điểm đến có nhiều đặc sản thơm ngon. Đặc biệt là món ốc núi luôn làm “xiêu lòng” nhiều thực khách bởi hương vị đậm đà và cách chế biến độc đáo, đa dạng.

Thịt lợn quay

Lợn quay là món ăn đặc trưng không thể thiếu trong mâm cỗ của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn. Tuỳ vào quy mô của sự kiện người ta sẽ quay những con lợn với trọng lượng khác nhau: các dịp tết Thanh minh (3/3 âm lịch), So loọc (6-6 âm lịch), Slíp slí (14-7 âm lịch), thường thì 5-6 gia đình sẽ cùng nhau đụng 1 con lợn khoảng từ 40-50kg móc hàm; trong lễ cưới người ta thường quay 3-4 con lợn, mỗi con nặng từ 70-80kg, thậm chí có gia đình quay lợn nặng hơn tạ.

Quay lợn

Lợn quay lúc chín

Thời gian quay lợn tuỳ vào trọng lượng của lợn và mức độ toả nhiệt của than, thường con lợn khoảng 40-50kg móc hàm thường quay trong vòng 3-4 tiếng. Quy trình quay lợn gồm: Thịt lợn, làm sạch; mổ bụng, moi hết nội tạng; xiên đòn từ khấu đuôi lên thẳng mồm con lợn, lấy lạt buộc cố định chân, buộc cố định xương sống vào đòn; tẩm ướp gia vị (lá mác mật, giấm, muối…) rồi cho vào trong bụng và khâu lại; cho lợn vào quay trên than hồng khoảng 10-15’ rồi nhấc ra, đem nước nóng có pha mật ong lau qua để khi lợn chín bì có màu vàng và giòn; tiếp tục cho lợn vào quay đều trên than hồng, trong quá trình quay chú ý điều chỉnh than để nhiệt toả đều; khi bì lợn chín phải dùng cây nhọn để châm vào để bì không bị nứt; khi lợn chín tới người ta nhấc ra đợi đến khi nguội thì chặt, lúc chặt người ta xếp lớp bì lên mặt đĩa cho đẹp và dễ ăn. Thịt lợn quay chấm với nước xì dầu là ngon nhất.

Thịt vịt quay

Vịt quay là món ăn ngon nổi tiếng ở Lạng Sơn. Để có được con vịt quay ngon người ta phải chọn loại vịt bầu, giống vịt Trung Quốc, mình to thịt dầy. Một con vịt thường được quay từ 40-60 phút, tuỳ thuộc vào trọng lượng vịt và mức độ nóng của than. Quy trình quay vịt gồm: Thịt vịt, làm sạc lông, moi hết nội tạng; xiên đòn từ dưới phao câu lên ức con vịt, buộc cố định chân và cổ vào đòn; cho gia vị vào bụng vịt (lá mác mật, gừng băm nhỏ, tàu choong, giấm, muối…) rồi khâu kín lại; đem quay vịt trên than hồng, khi bì vịt nóng lên người ta bắc ra và quét mật ong đều, để khi chín bì vịt có màu vàng và thơm; tiếp đó người ta quay đến khi thịt chín tới thì nhấc ra, chờ vịt bớt nhiệt thì đem chặt.

Khau nhục

Khau nhục là món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ của người Tày, Nùng nhất là trong đám cưới. Quy trình làm khau nhục rất công phu và cầu kỳ: Chọn thịt lợn ba chỉ, độ dày thịt vừa phải, trọng lượng một miếng khoảng 0,5-0,6kg; cạo sạch lông rồi luộc chín thịt; dùng que nhọn châm khắp bì rồi ngâm miếng thịt vào chậu giấm; tẩm miếng thịt trong gia vị gồm húng lìu, xì dầu, nước mắm; chao vàng miếng thịt; gia vị đi kèm với khau nhục bao gồm tàu soi, tàu choong, tàu phù nhĩ, khoai môn hoặc khoai lang, tỏi giã nhuyễn… (để gia vị lót dưới đáy bát, đặt miếng khau nhục lên trên); thái miếng thịt thành 8 miếng (tương ứng 1 mâm cỗ có 8 người), đặt thịt lên trên da vị; lật bát khau nhục vào một bát khác, để phần thịt nằm ở dưới, gia vị nằm bên trên; cho khau nhục vào nồi hấp cách thuỷ khoảng 3-4 giờ, khi nào thịt chín nhừ là xong; khi ăn người ta lật khau nhục sang một bát khác để gia vị nằm bên dưới, thịt nằm bên trên.

Phở chua

Phở chua là món ăn có vị chua chua, ngọt ngọt, cay cay và bùi bùi; ăn nhiều không sợ ngấy. Quy trình làm phở chua: bánh phở tươi thái nhỏ, xóc qua nước cho tơi sợi phở; trộn phở với giá đỗ xanh, thịt xá xíu, lạc rang nhỏ, nước lủ; xếp trứng vịt đã luộc lên trên mặt phở; thêm rau thơm như mùi tàu, mùi ta, ớt lên trên đĩa phở. Ngoài phở chua, ở Lạng Sơn còn rất nhiều món phở đặc trưng như: Phở xương, phở vịt quay, phở xá xíu, phở lạp sườn…

Chọn hơn 100 món đặc sản địa phương cho "Bản đồ ẩm thực Việt Nam"
“Bản đồ ẩm thực Việt Nam” sẽ chọn ra hơn 100 món đặc sản địa phương tại đề án “Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022 - 2024”.
Đặc sắc ẩm thực của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đăk Hà, Kon Tum
Là người am hiểu sâu sắc về văn hóa ẩm thực đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Tây Nguyên, Nghệ sĩ ưu tú A Đủ chia sẻ: Với người Ba Na, các món ẩm thực như đọt mây trộn lá môn, thịt chuột nấu lá mì, lá sung cuốn kiến chua rang khô, trứng kiến nấu lá rừng, cơm lam... được dùng trong các dịp lễ hội trọng đại của dân làng.
Top