Thói quen chừa lại miếng thức ăn cuối cùng: Miếng sĩ diện hay miếng nhường nhịn nhau?

2025-01-17 19:21:30
Vì sao ngày xưa gái nạ dòng không được lấy trai tơ? Bộ lạc giữa biển khơi với các tập tục tình dục khiến thế giới hiện đại phải “chào thua” Liệt kê top 10 những tập tục quái đản nhất mà tổ tiên ta từng làm trong quá khứ

Chừa lại miếng ăn cuối cùng trên đĩa bát là thói quen mà bất cứ người Việt nào cũng từng ít nhất một lần làm theo, chẳng cần phải chờ ai dạy bảo. Xoay quanh thói quen được cho là tục lệ, nguyên tắc trong ăn uống này của người Việt, có rất nhiều ý kiến trái chiều. Người thì cho rằng đó thực chất là thói lãng phí, sĩ diện, nhưng cũng có quan điểm tích cực hơn khi hiểu rõ về nguồn gốc của tục lệ này.

Chừa lại miếng ăn cuối cùng – nét đẹp trong văn hóa nhường nhịn

(Ảnh minh họa: Getty Image)

Người Việt từ xưa đến nay luôn nhìn vào nết ăn uống để đánh giá một con người. Dù xuất thân ra sao, nghèo hèn hay giàu có, nhưng khi ngồi vào bàn ăn vẫn phải thể hiện phép lịch sự. Đó cũng là cách để cho người khác thấy rằng mình được dạy dỗ đàng hoàng.

Ông bà thời xưa đã có câu “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”, hàm ý coi trọng sự chừng mực, giữ kẽ trong ăn uống, để tránh bị đánh giá là người thô thiển, vô văn hóa và không được dạy dỗ tử tế.

Quay trở lại về nguồn gốc cúa thói quen này, có rất nhiều giả thuyết. Có ý kiến cho rằng việc miếng ngon cuối cùng không ai gắp chính là hành động nhường nhịn hết sức đẹp đẽ khi ngồi ăn chung cùng nhiều người trong điều kiện thiếu thốn trăm bề của ngày xưa. Phần ăn cuối cùng này, người Việt sẽ không tự ý dùng mà đợi người khác gắp cho hoặc ưu tiên cho người già, trẻ em, phụ nữ. Đó là nét đẹp trong văn hóa nhường nhịn của người Việt, chứ không phải là thói lãng phí, sĩ diện.

Cũng có người nhìn nhận thói quen này xuất phát từ quan niệm từ ngày xưa, khi người ta đánh giá sự sung túc của gia đình qua bữa ăn. Quan niệm “thừa mới là đủ” ăn sâu vào nếp nghĩ của người Việt.

Thói quen này cũng được áp dụng trong trường hợp khách đến chơi nhà. Nếu khách ăn hết sạch đồ ăn, thì gia chủ sẽ cảm thấy áy náy. Vậy nên khách muốn thể hiện sự hài lòng với sự tiếp đón đầy đủ của gia chủ, sẽ chừa lại một chút thức ăn, hàm ý muốn nói chủ nhà không cần phục vụ thêm thức ăn. Bỏ lại miếng cuối cùng là tôn trọng người đã mời mình, ý nói tôi đã ăn đủ, cảm ơn anh chị đã chuẩn bị bữa ăn thịnh soạn.

(Ảnh minh họa)

Bên cạnh những ý nghĩa tốt đẹp, nhiều ý kiến cho rằng thói quen này đơn giản xuất phát từ việc sợ bị người khác đánh giá là tham ăn. Trong cuộc sống hiện đại, thì là sợ bị là người dọn dẹp, rửa chén bát cuối cùng.

Chừa lại miếng ăn cuối cùng – là nét đẹp trong văn hóa nhường nhịn hay đơn thuần chỉ vì thói sĩ diện hão của người Việt suy cho cùng tùy vào quan điểm của mỗi người. Nhưng phải thừa nhận rằng, thói quen này ít nhiều đã thay đổi và người ta cũng không còn quá khắt khe trong việc đánh giá một con người thông qua “miếng chừa lại” đó.

Cuộc sống hiện đại ngày nay khác xa thời xưa. Việc ăn uống đã không còn quá quan trọng bởi 365 ngày đều được ăn no và ăn ngon. Chừa lại miếng ăn cuối cùng trên đĩa đơn giản chỉ vì đã thấy no, đủ. Thói quen này cũng không thể hiện sự lãng phí, bởi ở các mâm cỗ, những miếng chừa lại này vẫn được dùng vào mục đích khác.

Xem thêm:

"Nam nữ thụ thụ bất thân" - quan niệm cũ chỉ còn trong sách vở?

"Nam nữ thụ thụ bất thân" là câu nói ám chỉ mối quan hệ nam nữ,dù có tình ý với nhau nhưng vẫn phải giữ ...

Vì sao có câu “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”?

Các cụ ngày xưa đã từng dạy “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”. Giới trẻ hiện đại ngày nay liệu có còn tuân ...

Vì sao ngày xưa gái nạ dòng không được lấy trai tơ?

"Trai tơ lấy phải nạ dòng, như nước mắm thối chấm lòng lợn thiu", câu ca dao đầy định kiến về chuyện trai tân lấy ...

Nguồn bài viết : BG Trực Tuyến

Top