Thạc sĩ tâm lý Ngô Toàn – nhà nghiên cứu độc lập và hành nghề tự do về tham vấn tâm lý trị liệu
Nhiều người cho rằng: trong xã hội hiện nay, quan hệ giữa vợ - chồng, mẹ chồng - nàng dâu, con cái - bố mẹ... xuất hiện nhiều mâu thuẫn, đặc biệt đối với việc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em trong gia đình. Còn ý kiến, đánh giá của ông thì sao?
Hiện nay, câu chuyện này dường như có diễn biến khá phức tạp và khó lường. Phàn nàn thường gặp là mỗi gia đình trong trạng thái đó chẳng hề biết họ xuất phát từ đâu đây hoặc cách thức như nào để khởi sự tiến trình hàn gắn khiến cho xung đột diễn biến không ngừng đồng thời tạo nên cảm giác cùng trạng thái quá sức chịu đựng. diễn đạt trúc trắc và chồng chéo. Tách ý ra, dùng câu đơn càng ngắn gọn càng tốt
Dĩ nhiên, xung đột có nhiều dạng kiểu: bất đồng trong ước muốn và nhu cầu, giành giật quyền kiểm soát trong nhà, hay khác biệt ý kiến về một chủ đề cụ thể nào đó. Những biểu hiện như vậy bất chấp tính đúng đắn, đáng tin cậy thì chúng luôn đặc trưng thuộc ẩn dụ tảng băng trôi của xung đột gia đình. Diễn đạt của ông này mang nặng tính lý thuyết. Em diễn đạt lại theo kiểu ngôn ngữ đời sống thường ngày, để ng đọc dễ tiếp cận và hiểu nhanh đc í
Theo ông, nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng trên?
Tôi cho rằng đó là do kỹ năng truyền thông hạn chế dẫn tới các mối quan hệ trong gia đình gặp trục trặc. Bỏ đi. thừa
Ai cũng có mong muốn, nhu cầu tìm kiếm hạnh phúc và né tránh khổ đau. Thế nhưng mỗi người lại có những sự khác biệt trong cách xử lý tình huống và lắm lúc cảm thấy bất lực, không thể giải quyết được vấn đề. ngắt ý ra bằng dấu phẩy
Đơn cử như trong câu chuyện mẹ chồng – nàng dâu về chăm sóc một đứa cháu. Bình thường, câu này viết là câu chuyện chăm sóc một đứa trẻ của mẹ chồng - nàng dâu nghe mới thuận. Dùng từ về và đứa cháu ở đây là bất hợp lý. Với bà thì là đứa cháu còn v mẹ đứa trẻ là con cơ mà Mỗi người có những mong đợi riêng và có cách xử lý của riêng mình. Điều đó dẫn tới mâu thuẫn. Khi mâu thuẫn xảy ra, một mô hình xã hội áp xuống: mẹ chồng có quyền, con dâu nhún nhường; có vẻ khi con dâu còn trẻ tuổi và sống ở thành phố còn mẹ chồng thì từ quê ra thành phố trông cháu nữa thì e hơi bị định kiến... Tuy nhiên liệu kiểu mẫu, mô hình xã hội lúc nào cũng đúng? Tách ý ra cho câu bớt dài. Diễn đạt lại cho dễ hiểu. "e hơi bị định kiến", vì sao???? như thế nào?
Trong khi mâu thuẫn xảy ra, mẹ chồng chỉ nhìn hành vi và đánh giá cách ứng xử của con dâu, đưa ra kết luận, và ngược lại cô con dâu cũng dễ vin vào suy tư nọ kia... Và khi việc truyền thông giữa hai người không đạt hiệu quả, mâu thuẫn càng căng thẳng thêm lên.
Tuy nhiên, có không ít ý kiến cho rằng, mâu thuẫn trong quan hệ gia đình ngày càng nhiều bởi kiến thức gia đình hạn chế? bình thường sẽ diễn đạt là ngày càng nảy sinh nhiều hơn . Còn kiến thức gia đình ở đây là gì? C chưa hiểu???? Có phải là kiến thức, hiểu biêt về cuộc sống hôn nhân, văn hóa ứng xử trong gia đình không??? Tóm lại em viết và diễn đạt lại ý Ông nghĩ sao về điều này?
Tôi đã từng nhấn mạnh về vấn đề này. Mối quan hệ gia đình hiện nay đang bị chi phối bởi xã hội quá nhiều. Con người cơ chừng đang có rất ít niềm tin vào bản thân mình và những việc mình làm. Từ bao lâu nay, vô tình hay cố ý, nhiều gia đình giao con cho nhà trường và quên đi trách nhiệm giáo dục con cái.
Thực tế giáo dục gia đình hiện nay không ổn. Tôi thấy hầu như không có những thông tin, lớp học... đích thực vừa khoa học vừa sát hợp thực tiễn liên quan tới vấn đề gia đình cho các bạn trẻ trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Đoạn này ý kiến mang màu sắc chủ quan nhé! Trước hết là bố mẹ phải truyền lại cho con cái, ng trẻ phải tự tìm hiểu, học hỏi, sau mới tính đến các lớp học chứ. Còn về lớp học thì bây giờ không hiếm, như đây là 1 địa chỉ tin cậy http://ctd.org.vn/default.aspx - đơn vị trực thuộc Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á - Việt Nam (Bộ Nội vụ).
Bây giờ thấy xuất hiện chuyện rất nhiều các gia đình dùng các chiêu trò để làm xao nhãng hoặc cố gắng quên đi các mâu thuẫn, nhằm tránh thoát khỏi những cuộc trao đổi hết sức khó khăn về các vấn đề cứ ương ngạnh trú ngụ. Thực tế mâu thuẫn không giải quyết được và nó sẽ có khả năng mạnh lên trong những điều kiện dung dưỡng khác. phải nêu ra đc con số cụ thể thì mới có thể nói rất nhiều, còn bình thường ng ta sẽ diễn đạt là không ít. nhằm tránh thoát khỏi những cuộc trao đổi hết sức khó khăn về các vấn đề cứ ương ngạnh trú ngụ. - em đọc lại câu này nhé, c thấy khó hiểu và diễn đạt trúc trắc. và cái cụm tránh thoát khỏi nữa, nghĩa là sao nhỉ????
Truyền thông giữa các thành viên kém dẫn tới mâu thuẫn, xung đột gia đình gia tăng.
Vậy theo ông, trong các xung đột gia đình, nên xử lý như thế nào?
Các cụ xưa đã nói “một sự nhịn là chín sự lành” điều này đến nay vẫn không sai. Việc tiếp theo mỗi người cần hiểu được và nhận dạng cảm xúc của bản thân để xử lý vấn đề hiệu quả, chất lượng và bền vững.
Mỗi người cần thay đổi bản thân để có thể sống tốt hơn. “Không dừng lại và không vội vàng”. Đó chính là không ngoái nhìn mãi quá khứ, không vội vàng phóng tới tương lai, cần bình tĩnh vừa phải đi, vừa phải suy nghĩ.
Khôn ngoan là trong xung đột không nhỏ nhen, ích kỷ, bảo thủ mà phải nghĩ rộng ra điều gì có lợi cho tất cả để nhìn thấy ra sự thật, tập trung tinh thần suy nghĩ mọi việc sáng suốt, kín kẽ, thấu đáo cả lý lẫn tình.
Tôi nghĩ rằng cần phải trợ giúp gia đình trong việc truyền thông đặng làm sao phương ngữ thực sự lắng nghe, biết đặt câu hỏi hiệu quả, và thiết lập quan hệ đúng đắn, chí ít nhằm nhận diện mẫu hình tư duy sai trái, thói quen phòng vệ theo cùng năm tháng của bản thân. Giảm thiểu các chiêu trò đối phó tiêu cực trong quan hệ liên nhân cách, và củng cố, tăng cường truyền thông mang tính thấu cảm, không đánh giá, ấm áp và nâng đỡ. Nhờ thế, gia đình có thể hạn chế tối đa hoặc dập tắt xung đột thiếu tập trung và ưu tiên nhắm vào sự hiểu biết và trưởng thành cá nhân, cải thiện động năng chung của toàn bộ gia đình.
Xin cảm ơn ông!
Sapo và nội dung muốn nhấn mạnh vào vấn đề "quan hệ giữa vợ - chồng, mẹ chồng - nàng dâu, con cái - bố mẹ... xuất hiện nhiều mâu thuẫn, đặc biệt đối với việc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em trong gia đình." nhưng đọc xong tất cả thì thấy cái vụ mâu thuẫn về cách giáo dục nuôi dưỡng trẻ em cứ chàng màng ở đâu, cũng ko rõ là mâu thuẫn cụ thể như thế nào......
Bài này về cơ bản mang nặng tính lý thuyết và có cảm giác đứng từ trên nhìn xuống để nói, chứ không đứng ngang hàng, đặt mình vào hoàn cảnh của ng ta. Cho nên thiếu đi ví dụ minh họa sinh động, có ví dụ thì cũng hời hợt qua loa. Em tĩnh tâm viết lại bài này xem nhé. Còn để nguyên thế này thì không thể đăng đc. Bản thân c đọc cảm thấy đau đầu và giáo điều!!! Có khái niệm QUAN HỆ LIÊN NHÂN CÁCH c còn phải tra trên mạng. Mình đọc ko hiểu thì ng đọc ng ta còn như thế nào nữa???
Ngay cả cái cụm "kỹ năng truyền thông" nữa, đưa vào vấn đề gia đình cảm thấy như đang phức tạp hóa vấn đề đơn giản. Thật ra nó chính là kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong gia đình thôi mà! Làm sao diễn đạt càng giản dị, đơn giản, dễ hiểu càng tốt. Lev Tolstoi từng nói "Đi đến tận cùng của vẻ đẹp chính là sự giản dị". Văn chương, báo chí thì càng nên thế. Phải gọt giũa sao cho nó sắc bén, dễ hiểu mà bên trong lại thâm sâu í...!
Thanh Phương
Nguồn bài viết : SA Trực Tuyến