ADM, AFV tài trợ hơn 1,1 tỷ đồng mang nước sạch cho người nghèo ở Bến Tre |
Hoa Kỳ công bố kế hoạch thành lập văn phòng không gian mạng ứng phó với tin tặc |
Mục đích chuỗi tập huấn nhằm cung cấp thông tin, kiến thức cũng như đưa ra các hướng dẫn quan trọng để các cán bộ cốt cán có thể tự tổ chức và tập huấn lại cho hơn 10.000 em thanh thiếu niên dân tộc thiểu số có độ tuổi từ 10 đến 24 tuổi tại địa phương về các kiến thức và kỹ năng như cách sử dụng internet, an toàn trực tuyến, phòng chống tảo hôn, phòng chống mua bán người, đồng thời thúc đẩy sử dụng nền tảng trực tuyến và ứng dụng Em Vui trên chính điện thoại của các em.
Hình ảnh tại buổi tập huấn đầu tiên trong chuỗi tập huấn dành cho đội ngũ cán bộ cốt cán tại 52 xã của 4 tỉnh Dự án Em vui đang triển khai là Hà Giang, Lai Châu, Quảng Bình và Quảng Trị. |
Em Vui là một hoạt động trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường nhận thức của trẻ em, thanh thiếu niên DTTS về mua bán người và tảo hôn thông qua công nghệ số” (EMPoWR) do Phái đoàn Liên minh châu Âu và Tổ chức Plan International tại Bỉ đồng tài trợ.
Dự án được triển khai tại 11 huyện, 52 xã của 4 tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Quảng Bình và Quảng Trị trong 3 năm từ 2020 đến 2023. Mục tiêu chính của Dự án là hỗ trợ các em nam nữ thanh thiếu niên DTTS (từ 10 đến 24 tuổi) sử dụng không gian kỹ thuật số để tìm hiểu kiến thức về mạng xã hội và các kỹ năng an toàn trực tuyến, cũng như các kiến thức về tảo hôn, mua bán người để tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ.
Trong thời gian chạy thử và hoàn thiện, từ ngày 15/7 đến hết ngày 15/9, nền tảng đã có hơn 30 video và tài liệu về các kiến thức liên quan đến an toàn trên mạng, sức khỏe sinh sản, phòng chống tảo hôn và mua bán người. 170 người đăng ký thành viên. Gần 6.000 lượt người truy cập và hơn 6.000 lượt tương tác, bình luận, tham gia bài học, tải tài liệu...
Khi đăng ký thành viên của ứng dụng, người sử dụng có thể tiếp cận và sử dụng đầy đủ chức năng của kho tài liệu, kiến thức, kỹ năng phòng chống nạn mua bán người và tảo hôn thông qua chức năng học tập, tương tác trực tuyến, trò chơi và tích điểm để nhận những món quà giá trị.
Thông qua ứng dụng, Dự án cũng hi vọng sẽ tạo ra sự huy động xã hội với chính quyền các cấp, đơn vị truyền thông, và các tổ chức xã hội cùng tham gia và phát triển ứng dụng.
Hình ảnh được đăng tải trên trang Facebook "Em Vui" phòng ngừa tảo hôn. Ảnh: Dự án |
Theo khảo sát của dự án, chỉ có 52% trẻ em biết đúng về độ tuổi kết hôn. Các em thường hiểu sai về độ tuổi được kết hôn của nam giới, đồng thời, các em nữ cũng cảm thấy áp lực phải lấy chồng sớm. Có 72% biết được ít nhất 2 hậu quả của việc tảo hôn, phổ biến nhất là ảnh hưởng đến nghề nghiệp tương lai, việc học hành và sức khỏe bản thân. Chỉ có 60% sẵn sàng phản đối hôn nhân ép buộc, tỷ lệ này cao hơn ở trẻ em gái và trẻ em được đi học.
Hầu hết trẻ em thiếu biết về các rủi ro mua bán người và cách phòng tránh, chỉ có 3% nhận biết hầu hết các rủi ro về mua bán người. Những rủi ro ít được nhận biết nhất liên quan đến việc đi lao động qua biên giới, rủi ro đến từ họ hàng, người thân và người yêu. Chỉ có 11% biết về các cách phòng tránh rủi ro, tỷ lệ này thấp nhất ở nhóm 10 tuổi. Trẻ em còn thiếu kiến thức và kỹ năng về sử dụng Internet, hiện nay có 91% trẻ em, thanh niên DTTS đang sử dụng internet; tuy nhiên chỉ có 10% các em có hiểu biết về an toàn trực tuyến.
Bà Lê Quỳnh Lan, đại diện Plan International Việt Nam, cho biết: “Mục tiêu chương trình 5 năm tới của Plan tại Việt Nam là đồng hành cùng cơ quan Chính phủ, các nhà tài trợ, gia đình, cộng đồng để hỗ trợ 2 triệu em gái học tập, dẫn dắt, quyết định và tỏa sáng. Dự án tăng cường nhận thức của trẻ em, thanh, thiếu niên DTTS về mua bán người và tảo hôn thông qua công nghệ số với sản phẩm chính là nền tảng Trực tuyến Em Vui, sẽ cùng với các dự án khác giúp hiện thực hóa cam kết của tổ chức Plan trong lĩnh vực thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em sinh sống tại các vùng đồng bào DTTS”.
"Em vui" giúp trẻ em, thanh niên dân tộc thiểu số kiến thức, kỹ năng phòng tránh tảo hôn và mua bán người |
GNI bàn giao 2 phòng tham vấn chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho trạm y tế tại Hà Giang |