Google xây dựng giáo trình bảo vệ trẻ em an toàn trên không gian mạng |
Ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10: Nâng cao nhận thức và bảo vệ trẻ em gái an toàn trên không gian mạng |
Thời gian qua, Bộ LĐTBXH đã tham mưu Chính phủ ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi COVID-19, trong đó có nhiều chính sách hỗ trợ trẻ em, phụ nữ mang thai. Bộ LĐTBXH cũng đã ban hành chính sách hỗ trợ trẻ em mồ côi do COVID-19, trẻ em là con của sản phụ bị nhiễm COVID-19.
Đến nay, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Bộ LĐTBXH) đã phối hợp với 27 tỉnh, thành phố hỗ trợ 7,26 tỷ đồng cho 1.427 trẻ em mồ côi mất cha, mẹ do COVID-19 (mức 5 triệu đồng/trẻ em) và 128 trẻ em sơ sinh là con của sản phụ bị nhiễm COVID-19 (mức một triệu đồng/trẻ em).
Lãnh đạo Thành ủy TPHCM động viên, thăm hỏi trẻ mồ côi do đại dịch COVID-19. (Ảnh: hcmcpv.org.vn) |
Trước đó, liên quan tới công tác chăm sóc trẻ mồ côi do COVID-19, đại diện Cục Trẻ em cho biết, dịch COVID-19 đã khiến toàn dân khó khăn và trẻ em còn là đối tượng chịu tác động tiêu cực từ nhiều góc độ. Trẻ mồ côi không chỉ gặp những khó khăn trước mắt mà còn cả về lâu dài vì thiếu hụt sự chăm sóc, yêu thương của cha mẹ.
Về góc độ tiếp cận quyền trẻ em, trẻ em được chăm sóc tốt nhất là ở môi trường gia đình bởi chính cha mẹ, người thân thích. Quyền rất đặc thù của trẻ em (khác với người trưởng thành) là được sống trong môi trường gia đình và các con chỉ phát triển tốt nhất, hài hòa nhất trong môi trường gia đình, bởi chính cha mẹ và người thân thích, ruột thịt của mình…
Trong trường hợp trẻ em mất đi môi trường gia đình (mất cả cha, mẹ) hoặc không thể sống với cha mẹ, thì cần cho các em một gia đình khác thay thế để các em được chăm sóc bởi người thân thích còn lại của các em, hoặc một gia đình nhận chăm sóc các em. Giải pháp đưa các em đến với môi trường chăm sóc tập trung như cơ sở bảo trợ xã hội, trường nội trú... chỉ là giải pháp cuối cùng khi không thể tìm cho các em một môi trường gia đình.
Khuyến nghị của các tổ chức quốc tế như Ủy ban LHQ về quyền trẻ em, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), các tổ chức quốc tế hoạt động vì quyền trẻ em đều nhấn mạnh việc chăm sóc trẻ em tập trung chỉ là biện pháp cuối cùng khi không thể có biện pháp nào khác .
Theo quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP, mỗi trẻ mồ côi cả cha và mẹ dưới 4 tuổi sẽ được nhận trợ cấp hơn 900.000 đồng/tháng; những em hơn 4 tuổi trở lên được trợ cấp 540.000 đồng/tháng.
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung đã ký Quyết định hỗ trợ 2 triệu đồng/người cho các trẻ em mồ côi cả cha, cả mẹ hoặc mồ côi bố hoặc mẹ nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn. Số tiền này được lấy từ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
TP HCM và các địa phương khác đang lập danh sách các em mồ côi do COVID-19 cần được hỗ trợ. Bên cạnh đó, tất cả sự trợ giúp của xã hội đều rất đáng được hoan nghênh nhưng cần có vai trò điều phối, sắp xếp của chính quyền cơ sở để mọi hỗ trợ không trùng lặp, không rơi vào tình trạng nước chảy chỗ trũng, em nhiều em ít. Đặc biệt là nhanh chóng phải giúp các em tiếp xúc được với các chuyên gia, người am hiểu về tâm lý để hỗ trợ các em sớm ổn định tâm lý, giảm tối đa các sang chấn trước cú sốc lớn đầu đời.
Thúc đẩy quyền của trẻ em và thanh niên trong giai đoạn 2021-2026 |
Truyền cảm hứng cho những trẻ em gái dân tộc thiểu số tiếp tục đi học |