Hoa Kỳ sẽ mất nhiều thời gian để hàn gắn quan hệ với Pháp Sau cuộc gặp với người đồng cấp Pháp Jean-Yves Le Drian bên lề Khóa họp 76 Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đang diễn ra tại New York, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thừa nhận cần thời gian để đưa quan hệ Hoa Kỳ - Pháp quay về quỹ đạo. |
Hội Hữu nghị Việt Nam – Armenia: Cầu nối quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 Quốc khánh nước Cộng hòa Armenia (21/9/1991 - 21/9/2021), Thời Đại đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Thuận, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Hải Phòng, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Armenia (Hội) về vai trò, đóng góp và phương hướng hoạt động của Hội trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Armenia. |
Các đại biểu tham gia Hội thảo quốc tế “Tôn giáo và Pháp quyền: Tiến tới một quan hệ hài hoà trong thời đại toàn cầu hoá” tại đầu cầu Hà Nội. |
Hội thảo do Hội Việt-Mỹ (VUS) thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đồng chủ trì tổ chức, với sự phối hợp của đối tác Mỹ là Viện Liên kết toàn cầu (Institute for Global Engagement - IGE) và sự tham gia, tài trợ của Trường Luật J. Reuben Clark, Đại học Brigham Young (BYU) Hoa Kỳ và Trung tâm nghiên cứu Tôn giáo (LSE Faith Centre), Đại học Kinh tế và chính trị Luân đôn.
Hội thảo có sự tham gia của gần 140 đại biểu đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội, cán bộ, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học của Khoa Luật và các Viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo pháp luật, trong đó có khoảng 80 học giả Việt Nam và quốc tế tham dự thảo luận và 14 báo cáo viên quốc tế đến từ 09 quốc gia: Mỹ, Anh (3), Nhật Bản (2), Brazil, Canada, Indonesia (2), Canada, Ấn Độ, Trung Quốc, Slovakia tham gia báo cáo trực tuyến. Chương trình dự kiến của Hội thảo gồm 04 phiên thảo luận với 14 bài thuyết trình của các học giả quốc tế và 02 bài tham luận của học giả Việt Nam.
Tham gia Hội thảo có 14 báo cáo viên quốc tế đến từ 09 quốc gia. |
Mục đích của Hội thảo nhằm: (i) Tìm hiểu các vấn đề lý luận, các cơ chế pháp lý quốc tế, các mô hình, kinh nghiệm của các quốc gia về xử lý các vấn đề phức tạp về tôn giáo, cũng như những khác biệt, thậm chí xung đột giữa đạo đức giáo lý tôn giáo với quy định pháp luật; từ đó cung cấp những phân tích và ý kiến tư vấn cho các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trong việc thực hiện Luật Tôn giáo, Tín ngưỡng năm 2016. (ii) Tìm hiểu, trao đổi làm sâu sắc thêm tri thức, sự hiểu biết về các hiện tượng tôn giáo, sự xung đột giữa tôn giáo và pháp luật, quản lý nhà nước về tôn giáo, mối liên hệ giữa tôn giáo, nhà nước và pháp luật trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. (iii) Nâng cao hiểu biết, nhận thức về quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, nhằm góp phần thúc đẩy hội nhập quốc tế của Việt Nam. (iv) Bài viết của Hội thảo sẽ được biên tập, thẩm định và xuất bản làm tư liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu và giảng dạy, cung cấp luận cứ góp phần thực hiện pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng tôn giáo, khuyến nghị hoàn thiện pháp luật, cơ chế quản lý và chính sách đối với tôn giáo tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Hội thảo là sự kiện trong khuôn khổ “Biên bản Ghi nhớ về hoạt động hợp tác” lần thứ 3 (ký tháng 12/2017) giữa Hội Việt-Mỹ (VUS) và Viện Liên kết toàn cầu (IGE). Các hoạt động hợp tác giữa Hội Việt-Mỹ với IGE đã được triển khai từ giữa thập niên 2000, đến nay trải qua gần 20 năm hợp tác, hai bên đã điều phối tổ chức được 07 hội thảo và 09 khoá đào tạo, tập huấn về tôn giáo và pháp quyền tại các cơ quan, cơ sở nghiên cứu đào tạo tương ứng của Việt Nam.
Đại sứ Brazil Fernando Apparício da Silva: Tình cảm nhân dân rất quan trọng cho quan hệ hai nước Đó là nhận xét của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Brazil tại Việt Nam, ông Fernando Apparício da Silva khi trả lời phỏng vấn phóng viên Thời Đại nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh nước Cộng hòa Liên bang Brazil (7/9/1822- 7/9/2021). Ông cho biết, Đại sứ quán Brazil tại Việt Nam đang lập kế hoạch cho các sự kiện kết nối doanh nghiệp ảo, liên kết các công ty Brazil và Việt Nam, đồng thời tổ chức hội thảo online về văn học Brazil với Đại học Hà Nội…. |
Đại sứ Đặng Đình Quý: Cần tìm kiếm một giải pháp hòa bình toàn diện và lâu dài cho cuộc khủng hoảng Myanmar Ngày 17/8, Hội đồng Bảo an đã tổ chức cuộc họp kín tìm kiếm giải pháp cho tình hình khủng hoảng tại Myanmar với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao thứ hai của Brunei Erywan Pehin Yusof, hiện đang là Chủ tịch Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đồng thời mới được bổ nhiệm làm Đặc phái viên của ASEAN về Myanmar. |